Từ lá thư dân gửi cảm ơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phát biểu của ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, chung quanh câu chuyện tổ chức xử phạt của công an và cán bộ văn hóa đối với việc ăn nhậu tại các quán đã gây 'bão mạng' những ngày qua.

Khi đoạn clip ghi lại lời ông Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu được up lên mạng xã hội, lập tức hình thành ngay hai phe: phản đối và ủng hộ. Bên nào cũng đưa ra lý lẽ "thuyết phục" để bảo vệ ý kiến của mình. Nhưng có lẽ, gây sự chú ý nhất chung quanh lời phát biểu của ông chủ tịch tỉnh lại là những bức thư của chủ các nhà hàng, những người trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi cách hành xử của lực lượng CSGT và cán bộ ngành văn hóa.

Người dân viết thư cảm ơn ông chủ tịch vì đã thực sự thấu hiểu tình cảnh khó khăn trong kinh doanh kể từ sau đại dịch Covid-19. Thấu hiểu không thôi chưa đủ mà người đứng đầu tỉnh còn bày tỏ sự chia sẻ khó khăn với người dân, mà cụ thể ở đây là các nhà hàng, quán nhậu đang gặp khó. Hẳn nhiên ông chủ tịch không đời nào lại đi ủng hộ chuyện ăn nhậu say xỉn rồi lái xe gây tai nạn; hẳn nhiên ông cũng chẳng ủng hộ việc loa kẹo kéo hát hò ồn ào vang khắp phố phường đến 2 - 3 giờ sáng. Ông chỉ lưu ý lực lượng thừa hành công vụ là không nên canh chừng ở các quán nhậu và cán bộ văn hóa chăm chăm đi dẹp các quán karaoke "hát quá khuya" mà thôi. Vì có thể có những người ăn nhậu say xỉn họ đi taxi, xe ôm về hoặc có tài xế "không say" chở về; hoặc có người đi hát karaoke mà không gây ảnh hưởng đến người khác nhưng sự có mặt của lực lượng chức năng luôn "giám sát" bên cạnh khiến họ chẳng thể nào thoải mái tâm lý, thậm chí quyết định "thà đừng đến quán"! Các quán nhậu vắng vẻ, một phần cũng từ lý do này. Nói xa hơn, câu chuyện phát triển kinh tế đêm gặp khó với tư duy quản lý kiểu này.

Người dân đã viết thư cảm ơn vì người đứng đầu chính quyền của một tỉnh không quan liêu đến mức chỉ ngồi một chỗ để nghe thuộc cấp báo cáo, mà ông đã thực sự "đến với dân" để hiểu tâm tư nguyện vọng của dân và xử lý ngay những điều còn bất hợp lý.

Không riêng gì tỉnh Bạc Liêu mà trên cả nước, hầu như tỉnh nào cũng xảy ra tình trạng "canh chừng trước các quán để đo nồng độ cồn" khiến cho việc kinh doanh ở các nhà hàng, quán nhậu đang gặp những thử thách không nhỏ kể từ sau đại dịch Covid-19. Chưa kể tình trạng nhắc đóng cửa sớm nhà hàng, quán ăn, bar, karaoke... cũng phổ biến ở nhiều nơi. Đấy là một thực tế cần được chia sẻ với người dân từ các cấp quản lý.

Có thể do cách nói của người miền Tây Nam bộ quá thẳng thắn, bộc trực, không cần phải rào đón để "tránh đòn" khiến cho đoạn phát biểu của ông Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu gây nên những hiểu lầm về việc đi ngược lại chủ trương "đã uống bia rượu thì không lái xe". Chúng ta hoàn toàn ủng hộ việc nên phạt mạnh tay với những trường hợp say xỉn mà vẫn lái xe. Nhưng cũng như cách bắn tốc độ trước đây từng bị kêu ở nhiều nơi khi lực lượng thực thi công vụ không tổ chức bắn đường đường chính chính, thì cách canh me quán nhậu cũng khiến cho người vi phạm lẫn người kinh doanh thấy không tâm phục.

Mỗi quyết sách, mỗi chính sách khi đi vào cuộc sống đều có những vấn đề thực tiễn đặt ra cần điều chỉnh để hoàn thiện. Lắng nghe dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của dân, chính là cách để thực thi chính sách thành công mà cũng vừa dân vận khéo.

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...