Từ 'King' Đàm Vĩnh Hưng, bàn về ông hoàng bà chúa của giới showbiz

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đàm Vĩnh Hưng tổ chức sự kiện công bố dự án phim điện ảnh về tiểu sử của chính mình vào chiều 21.3.
Quảng cáo phim của Đàm Vĩnh Hưng.

Quảng cáo phim của Đàm Vĩnh Hưng.

Tên phim rất hoành tráng: "Hào quang rực rỡ - The King".

Phim khai thác cuộc đời Đàm Vĩnh Hưng trải dài qua nhiều giai đoạn của nền giải trí, âm nhạc Việt Nam từ thập niên 1980-1990 cho đến nay.

Theo Đàm Vĩnh Hưng, dự án phim chuyển thể câu chuyện tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp từ thời còn là một thợ cắt tóc vô danh cho đến vị trí ngôi sao hàng đầu ngành giải trí Việt Nam hiện nay để đưa lên màn ảnh rộng.

Đàm Vĩnh Hưng thành công, làm phim về cuộc đời oanh liệt của mình, đó là quyền của anh. Lời hay lãi trong việc đầu tư dự án phim này cũng là việc của anh. Bà con thấy phim hay thì xem, không cũng chẳng sao, Đàm Vĩnh Hưng chọn cách PR mình từ "ông Hoàng" lên đến "King" mới là... kinh.

Đàm Vĩnh Hưng nói rất tự tin: "Không biết từ bao giờ, khán giả luôn mặc định hình ảnh của Đàm Vĩnh Hưng là phải rần rần, rực rỡ, hoàn hảo, đỉnh cao. Tất cả những thứ đó đưa lại cho tôi niềm hạnh phúc nhưng cũng khiến tôi siêu áp lực. Tôi luôn phải cố trèo qua tất cả những đỉnh núi đó".

Đàm Vĩnh Hưng nổi tiếng trong nghề ca hát, nhưng "Hào quang rực rỡ - The King" sẽ kể về hành trình "from zero to hero" của Đàm Vĩnh Hưng e hơi quá. Nghề ca hát có hào quang sân khấu, nhưng làm chi mà "anh hùng".

Cái kiểu thậm xưng "ông hoàng, bà chúa", vua ca nhạc, "đi va đi vô" trong giới showbiz Việt quả thực khó chữa. Ai cũng sao, siêu sao, nhiều đến nổi không còn phân biệt được ai là sao nữa. Cái gì hiếm mới quý, thật mới đáng để người ta nhớ đến.

Sao Việt nhiều như hoa hậu Việt.

Sao đầy trời Việt vậy nhưng cứ quan sát sẽ thấy, có được mấy ca sĩ, ban nhạc nào bước ra khỏi biên giới quốc gia. Nếu có, thì phần nhiều cũng đi hát cho bà con Việt kiều ở các sân khấu "gia đình".

Có diễn viên điện ảnh nào bước chân vào sâu được các sân chơi điện ảnh tầm quốc tế, cỡ Hàn Quốc, Nhật Bản, chưa nói tới Hollywood chi cho xa vời.

Có người mẫu nào bước lên được sàn diễn thời trang danh tiếng của thế giới. Nếu có thì e đếm chưa được một bàn tay.

Vậy thì sao, siêu sao, ông hoàng bà chúa với ai?

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...