(GLO)- Nhờ áp dụng kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) không chỉ cải thiện thu nhập mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Nhờ chịu khó học hỏi và kiên trì ứng dụng công nghệ tự động hóa vào chăn nuôi, anh Nguyễn Văn Tám (SN 1991, thôn Minh Phú, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) không chỉ nâng cao năng suất, an toàn trong chăn nuôi mà còn đảm bảo thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm.
Sưu tầm và nuôi nhiều giống gà độc lạ, đặc biệt là gà sư tử, anh Phạm Minh Biên (35 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, H.Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) thu lãi hơn 30 triệu đồng mỗi tháng.
Đang làm kế toán tại Hà Nội, chị Nguyễn Thị Thu Hiền (32 tuổi, ở tỉnh Quảng Ninh) bỏ về quê nuôi gà, với bao lời dị nghị, nhưng giờ đây chị đã được nhiều người ngưỡng mộ đặt cho cái tên “vua gà“ với thu nhập hơn 1 tỉ đồng/năm.
Mô hình chăn nuôi của anh Tô Vũ Thành Tín (30 tuổi, thôn Vạn Hội, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định) rất đa dạng với nhiều loại khác nhau như: ong dú, công, chim trĩ, gà kiểng…
Tốt nghiệp ngành khai thác máy tàu thủy, Trường CĐ Hàng hải I nhưng Trịnh Công Vinh (30 tuổi) lại quyết định về quê nội ở xã An Vinh (H.Quỳnh Phụ, Thái Bình) thuê đất, dựng trang trại nuôi gà, thu lợi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
(GLO)- Ngày càng có nhiều người tìm đến trang trại của gia đình ông Đỗ Xuân Việt (làng Đak Jóh-Đak Mong, xã Đak Krong, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) mua gà nuôi bằng thảo dược. Đây là loại gà có chất lượng thịt thơm ngon, rất phù hợp với mâm cơm ngày Tết.
Nuôi gà trên đệm lót sinh học là mô hình chăn nuôi được gia đình anh Nguyễn Vĩnh Thắng (41 tuổi, tổ 2, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông) áp dụng từ năm 2016.
(GLO)- Năm 2016, gia đình anh Nguyễn Vĩnh Thắng (tổ 2, thị trấn Chư Prông) bắt đầu nuôi gà trên đệm lót sinh học. Mô hình này đem lại cho gia đình nguồn thu ổn định mỗi năm hơn 400 triệu đồng.
(GLO)- Rút kinh nghiệm từ hướng khởi nghiệp không thành công trong quá khứ với các mô hình chăn nuôi và kinh doanh,năm 2018 anh Trần Minh Viết (Tổ dân phố 3, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) đã mạnh dạn chuyển sang chăn nuôi gà thả vườn. Bước đầu mô hình đã phát triển ổn định, mang lại nguồn thu nhập cho gia đình anh hơn 200 triệu đồng/năm.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát, nhiều người lo ngại dịch còn diễn biến phức tạp nên chuyển sang nuôi gia cầm khiến đàn gia cầm tăng trưởng quá “nóng“ trong thời gian gần đây. Điều này có thể đáp ứng được nhu cầu thịt cho thị trường khi số lượng đàn lợn giảm đáng kể, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dư cung, nhất là khi thịt gà nhập từ Mỹ tăng đột biến.
(GLO)- Tuy mới bắt tay nuôi gà thịt công nghệ cao được hơn 1 năm nhưng gia đình ông Trần Quốc Bính (làng Mèo, xã Ia Grăng, huyện Ia Grai) đã thu được thành công. Hiện tại, với khu chăn nuôi gà rộng 2.000 m2, mỗi năm, gia đình ông thu lãi hơn 700 triệu đồng.
Mô hình nuôi gà Đông Tảo đang ngày càng được nhân rộng và giúp nhiều bà con tại xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) cải thiện kinh tế. Thực tế, nhiều hộ gia đình tại khu vực này làm giàu nhờ mô hình nuôi loại gà này.
(GLO)- Nhờ nuôi gà trên đệm lót sinh học, gia đình ông Nguyễn Hữu Sơn (thôn Hòa Thành, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh) duy trì mức thu nhập ổn định trên 200 triệu đồng/năm.