Chàng thanh niên dân tộc Dao thu tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi gà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mô hình chăn nuôi gà của chàng thanh niên dân tộc Dao Chìu Quý Nguyên ở Quảng Ninh mang lại nguồn thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.
Đàn gà của Nguyên đã lên đến hơn 1 vạn con
Đàn gà của Nguyên đã lên đến hơn 1 vạn con
Người dân thôn Đồng Dằm, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm của người thanh niên người dân tộc Dao Chìu Quý Nguyên.
Làm giàu cho gia đình, nhiệt tình trong công tác Đoàn, tích cực hỗ trợ đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế, Chìu Quý Nguyên đã được Trung ương Đoàn tặng Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XII năm 2017- giải thưởng dành cho những thanh niên nông thôn đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh.
Năm 2005 sau khi tốt nghiệp Trung cấp Đa khoa Y tại trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh, Chìu Quý Nguyên quyết định về xã Đạp Thanh làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, từ hai bàn tay trắng, sau nhiều năm tìm hiểu và tham khảo kinh nghiệm, Chìu Quý Nguyên mạnh dạn vay vốn của anh em trong gia đình để “làm ăn”. Nhiều người không ủng hộ và khuyên anh nên tìm một nghề ở thành phố nhưng Quý Nguyên vẫn cương quyết đi theo hướng mình đã chọn.
Lặn lội về Hải Dương, Nguyên dốc toàn bộ vốn để mua gà giống và bắt tay vào thực hiện mô hình nuôi gà thương phẩm với quy mô nuôi 2.000 con gà.
Chìu Quý Nguyên chia sẻ: 4 tháng đầu tiên thực hiện mô hình, khó khăn chồng chất khó khăn, nguồn thức ăn chăn nuôi chưa thích hợp rồi dịch bệnh trên đàn gà, đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi cũng gặp khó khăn khiến Nguyên tưởng chừng phải bỏ cuộc. Nhưng nhờ sự kiên trì và một chút may mắn, Nguyên đã tìm đúng loại thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi hợp lý cho đàn gà.
Bán lứa gà đầu tiên, Nguyên thu về gần 300 triệu đồng, trừ chi phí sản xuất và công, Nguyên thu lãi gần 100 triệu đồng. Sau đó Nguyên vay thêm vốn để mở rộng quy mô trang trại. Chỉ sau 2 năm, đàn gà của Nguyên đã lên đến hơn 1 vạn con. Năm 2016 vừa qua, số tiền bán gà cho gia đình anh thu nhập khoảng 400 triệu đồng và trong 7 tháng của năm 2017 gia đình anh thu 1 tỷ đồng.
Gia đình Nguyên đã thoát nghèo và vươn lên trở thành hộ khá giả trong thôn. Hiện tại Nguyên mạnh dạn đầu tư thêm 1,4 ha trồng trà hoa vàng, hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình.
Nói về mô hình chăn nuôi gà của Nguyên, Chủ tịch Hội nông dân xã Đạp Thanh Trần Văn Chiều khẳng định: Đây không chỉ là một mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế nông nghiệp mà qua đó khẳng định tư duy trong phát triển kinh tế của người dân đã có sự thay đổi, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại.
Đầu năm 2017, chính quyền xã Đạp Thanh đã tổ chức kết nối với một số trang trại lớn tại các vùng khác nhằm hỗ trợ Nguyên mở rộng quy mô chăn nuôi và đi vào sản xuất tập trung.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, Chìu Quý Nguyên còn luôn tích cực trong các hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên. Đầu năm 2017, Chìu Quý Nguyên được bầu là Bí thư Chi đoàn thanh niên thôn Đồng Dằm.
Nhận thấy trong thôn vẫn còn nhiều gia đình nghèo, nhiều thanh niên còn thất nghiệp, Nguyên chủ động vận động các hộ gia đình tham khảo mô hình chăn nuôi gà và trồng cây trà hoa vàng của gia đình mình, chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế của bản thân cho mọi người.
Với sự cần cù chịu khó và ý chí quyết tâm làm giàu, Chìu Quý Nguyên đã thành công, trở thành tấm gương trong phong trào phát triển kinh tế ở địa phương.
Trung Nguyên/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.