Từ gánh củi đến giảng đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cả làng, cả xã, cả trường thương gia cảnh của Tùng một thì thương cho nghị lực phi thường của cô mười.
Tùng nấu ăn trong căn bếp đầy lỗ dột. Trong bóng tối vẫn lóe lên ánh sáng hi vọng từ nỗ lực của Tùng
Tùng nấu ăn trong căn bếp đầy lỗ dột. Trong bóng tối vẫn lóe lên ánh sáng hi vọng từ nỗ lực của Tùng
Phạm Thị Thanh Tùng (xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) không có cha, nhà thuộc diện hộ nghèo, chị (cùng mẹ khác cha) và mẹ đều bị bệnh kép là tâm thần và tim, gánh nặng cứ thế đổ dồn lên vai Tùng. 
Mỗi ngày của Tùng đẫm mồ hôi, thức dậy với gánh nặng cơm áo hiện ra. Đầu ngày bó củi trĩu trên vai mang ra trung tâm xã đổi gạo, chiều lại phục vụ quán, rửa chén, cào rơm... "Việc gì có tiền là tôi sẽ làm, ở đây tôi chỉ có thể làm thuê thôi" - Tùng nói. 
Nặng gánh mưu sinh nhưng Tùng chưa bao giờ có ý định bỏ học, 12 năm Tùng là học sinh giỏi, phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực ấy là suất tuyển thẳng vào Đại học Bách khoa Đà Nẵng. 
Trong đợt thi tốt nghiệp THPT vừa rồi, ba môn xét đại học của Tùng cũng đạt số điểm 26,5. "Tôi sẽ tiếp tục đi đến giảng đường, với tôi đó là con đường duy nhất để thoát tình cảnh hiện tại và để có điều kiện lo cho mẹ và chị sau này" - Tùng trải lòng. 
Tùng đang chờ kết quả xét tuyển từ Trường đại học Kinh tế - luật, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Dông bão đến, cô đón nhận và giải quyết với tư cách trụ cột. Ngày 19-9, tôi trở lại nhà Tùng sau trận bão số 5, dù Quảng Ngãi chỉ là rìa tâm bão nhưng gió cũng đã phá hỏng ngôi nhà từ cửa đến mái, trụ, đà... Và Tùng đã ra tay sửa lại mái nhà, chèn chống cây trong vườn ngã đổ vì gió.

Cửa chính của nhà chắp vá bởi những tấm gỗ, gió lớn bật hư cửa, Tùng sửa lại
Cửa chính của nhà chắp vá bởi những tấm gỗ, gió lớn bật hư cửa, Tùng sửa lại

Sau khi lo cơm nước cho mẹ và chị xong, Tùng đi phụ ở quán ăn
Sau khi lo cơm nước cho mẹ và chị xong, Tùng đi phụ ở quán ăn

Người chị ngồi yên cho cô lau người
Người chị ngồi yên cho cô lau người

Sắp rời khỏi tổ ấm vào Sài Gòn nhập học, Tùng phải lo sửa lại mái nhà
Sắp rời khỏi tổ ấm vào Sài Gòn nhập học, Tùng phải lo sửa lại mái nhà

Bó củi oằn trên vai Tùng gần chục năm qua đã giúp cô đến giảng đường đại học
Bó củi oằn trên vai Tùng gần chục năm qua đã giúp cô đến giảng đường đại học

Sau bao khổ cực, Tùng sẽ bước vào giảng đường đại học, đó là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực của cô
Sau bao khổ cực, Tùng sẽ bước vào giảng đường đại học, đó là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực của cô

Lúc dắt xe củi đi bán, Tùng dẫn chị gái tên Nguyễn Thị Hồng Quyên đi cùng vì buổi chiều Quyên thường lên cơn
Lúc dắt xe củi đi bán, Tùng dẫn chị gái tên Nguyễn Thị Hồng Quyên đi cùng vì buổi chiều Quyên thường lên cơn

Bữa cơm của gia đình rất đạm bạc, chỉ có nồi cá kho hâm đi hâm lại mấy ngày
Bữa cơm của gia đình rất đạm bạc, chỉ có nồi cá kho hâm đi hâm lại mấy ngày
TRẦN MAI (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.