Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật Gia Lai: 40 xây dựng và trưởng thành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật Gia Lai được thành lập ngày 14-10-1978. 40 năm qua, nhà trường đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho địa phương và khu vực. 
Đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực 
Tiền thân của Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật tỉnh là Trường Trung học Văn hóa-Nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch). Sau 40 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã trở thành cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và nhiều trình độ (từ sơ cấp, trung cấp đến liên thông đại học). Toàn trường hiện có 48 cán bộ, giáo viên, nhân viên, hầu hết đều đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn, đảm bảo chất lượng đào tạo các chuyên ngành văn hóa-nghệ thuật. Hiện nay, nhà trường tổ chức đào tạo 11 ngành, bao gồm: Thanh nhạc, Organ, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Biểu diễn nhạc cụ dân tộc, Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc và Hội họa (thời gian đào tạo 3 năm); Quản lý văn hóa, Thư viện-Thiết bị trường học, Hướng dẫn du lịch, Quản trị du lịch và Nghiệp vụ lễ tân (thời gian đào tạo là 2 năm đối với học sinh tốt nghiệp THPT và 3 năm đối với học sinh tốt nghiệp THCS).
Tập thể cán bộ, giáo viên Trường Trung cấp Văn hóa- Nghệ thuật Gia Lai. Ảnh:L.H
Tập thể cán bộ, giáo viên Trường Trung cấp Văn hóa- Nghệ thuật Gia Lai. Ảnh:L.H
Ngoài ra, từ năm 2008, nhà trường còn phối hợp với Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh mở được 6 khóa liên thông từ trung cấp lên đại học, hệ vừa làm vừa học thuộc 2 ngành: Quản lý văn hóa và Khoa học thư viện; liên kết với Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh mở các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; liên kết với Trung tâm Giáo dục Thường xuyên-Giáo dục Nghề nghiệp các huyện trong tỉnh đào tạo các lớp sơ cấp về du lịch cộng đồng, chỉnh chiêng, tạc tượng, biểu diễn nhạc cụ dân tộc... Trường cũng mở nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác văn hóa-thông tin ở cơ sở. Ngoài phạm vi tỉnh nhà, Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật tỉnh còn vươn ra liên kết, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh lân cận. 
Hầu hết học sinh, sinh viên (HSSV) sau khi ra trường đều trở thành những diễn viên, nghệ sĩ thành công trong các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc khu vực Tây Nguyên; giáo viên Nhạc-Họa trong các trường Tiểu học, THCS; cán bộ nghiệp vụ, cán bộ phong trào tại các cơ quan, đơn vị ở địa phương... góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào các dân tộc khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Nhiều HSSV của trường đã trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt, có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn khá, giỏi trong các cơ quan văn hóa-thông tin, giáo dục và đào tạo. 
Nhiều thành tích đáng ghi nhận
 
Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật Gia Lai đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng ba (năm 1998); Huân chương Lao động hạng nhì (năm 2008); Huân chương Lao động hạng nhất (năm 2013); 3 lần được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tặng cờ thi đua; 2 lần được UBND tỉnh tặng cờ thi đua trong phong trào thi đua yêu nước...

Những năm qua, thầy và trò Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật tỉnh đã tham gia các hội thi khu vực và toàn quốc, đạt nhiều thành tích cao. Năm 2012, tại hội thi “Tài năng trẻ HSSV các trường văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch” toàn quốc, HSSV nhà trường đã đạt 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng. Năm 2015, cũng tại hội thi này, đơn vị xuất sắc giành 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng, 1 giải khuyến khích, 1 giải tác giả dàn dựng xuất sắc nhất. Trên “sân chơi” truyền thống này, năm 2017, HSSV nhà trường tiếp tục mang về 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 2 huy chương đồng, 1 giải khuyến khích, 1 giải tác giả dàn dựng xuất sắc nhất. Từ năm 2011 đến nay, giáo viên nhà trường cũng đã tham gia và đạt giải cao tại hội thi “Giáo viên dạy giỏi Trung cấp chuyên nghiệp” cấp tỉnh và toàn quốc. Đến nay, toàn trường có 8 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và 3 giáo viên dạy giỏi toàn quốc. 
Từ năm 2010 đến nay, Hội đồng Khoa học-Nghệ thuật của trường đã đánh giá, nghiệm thu hàng trăm đề tài, sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên. Nhà trường còn được Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch giao chủ nhiệm dự án mục tiêu quốc gia về “Bảo tồn và phát huy trang phục dân tộc Bahnar, Jrai” và đã được nghiệm thu năm 2011. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng giao cho trường làm chủ nhiệm đề tài “Phương pháp dạy và học cồng chiêng của đồng bào dân tộc Bahnar và Jrai trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Đề tài đã được nghiệm thu và đưa vào chương trình giảng dạy từ năm 2015.
Với những thành tích đạt được trong 40 năm qua, Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật tỉnh đã góp phần tô thắm thêm trang sử vẻ vang của ngành văn hóa-nghệ thuật cả nước, đồng thời nỗ lực đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà. Hiện nay, trước đề án của tỉnh về sáp nhập các trường trung cấp, cao đẳng ở địa phương, tâm nguyện lớn nhất tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và HSSV nhà trường là sẽ được duy trì cơ sở đào tạo để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” trong lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt là nền văn hóa, nghệ thuật truyền thống đặc sắc của nhân dân các dân tộc Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
Thanh Tùng

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.