Trường Sơn-10 năm trở lại:Nơi tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ Trường Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhìn những ngọn núi cao ngất, những vạt đất lồi lõm, những hố bom còn sót lại sau hàng chục năm chiến tranh, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, nguyên chính trị viên Đại đội 1, D52 vận tải Trường Sơn, mới quả quyết: “Bản Lằng Khằng đây rồi”.
Trong một lần cùng chúng tôi trở lại Trường Sơn, Thiếu tướng Phan Khắc Hy, nguyên Phó Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, tâm sự: “Hiện ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 có hơn 20.000 hài cốt liệt sĩ được quy tập. Trong khi số người hy sinh ở Trường Sơn nhiều hơn số đó, có rất nhiều anh em hy sinh không còn thân xác. Thân xác họ đã hóa vào cành cây, ngọn cỏ, con suối của núi rừng Trường Sơn. Rất cần một nơi để các liệt sĩ yên nghỉ ngàn thu, và để thế hệ hôm nay cũng như mai sau, mỗi lần lên Trường Sơn sẽ được thắp nén hương tưởng nhớ các thế hệ cha anh đã hy sinh trên mảnh đất này…”.
Linh thiêng Truông Bồn
Cho dù đã gần 51 năm, nhưng địa danh Truông Bồn, sự kiện Truông Bồn (tại xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) vẫn được nhiều người nhắc đến. Vào sáng 31-10-1968, bom Mỹ trút xuống Truông Bồn, 13 đội viên Thanh niên xung phong (TNXP) trong Đại đội 317, Tổng đội TNXP Nghệ An đã anh dũng hy sinh.
Dù không cùng ngày sinh, lớn lên ở nhiều miền quê khác nhau, nhưng các anh, các chị có chung một ngày nằm xuống 31-10-1968, cùng một nơi an nghỉ - Truông Bồn.
Từ năm 1965, Mỹ mở rộng đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Đường 1 bị không quân và hải quân Mỹ phong tỏa. Tuyến đường vận tải từ các nhánh theo đường 15 qua Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương, Thanh Chương… được tận dụng triệt để, nhưng đoạn đường qua Thanh Chương lại hiểm trở, thường xuyên bị máy bay đánh phá.
Vậy nên, tuyến đường 30 (đường 15A) được đưa vào sử dụng. Xe qua tuyến đường này đều phải vượt “cuống họng” Truông Bồn. Các tuyến vận chuyển khác theo đường 7, đường 34 và đường 46 cũng phải qua Truông Bồn. Truông Bồn trở thành điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ.
Chỉ từ tháng 6 đến tháng 10-1968, nơi đây đã phải hứng chịu 2.692 quả bom các loại của địch trút xuống. Những chuyến xe vượt Truông Bồn trở nên khó khăn và nguy hiểm vô cùng. Xuất phát từ thực tế ấy,
Tổng đội TNXP Nghệ An đã quyết định thành lập “Tiểu đội thép”, nhằm đảm bảo mạch máu lưu thông. Các cô gái trong tổng đội, ban ngày san lấp hố bom, ban đêm làm “cọc tiêu sống” dẫn xe vượt Truông Bồn.
Bà Trần Thị Thông trong một lần viếng đồng đội tại Khu Di tích Lịch sử Quốc gia Truông Bồn. Ảnh: DUY CƯỜNG
Sáng 31-10-1968, Tiểu đội trưởng Trần Thị Thông cùng Tiểu đội 2, Đại đội 317 đang san lấp hố bom thì máy bay Mỹ ập đến ném bom. Sự việc diễn ra quá nhanh. 13 cuộc đời tươi trẻ anh dũng hy sinh, 7 người không tìm được thân thể toàn vẹn.
Cùng hy sinh với các chị có 2 chiến sĩ nam ở đơn vị khác. Anh Hạp là người được cấp trên điều xuống trợ giúp các chị, còn anh Hòa đang nghỉ phép đến thăm người yêu là o Tâm. Anh ở lại lao động với chị em mấy hôm. Ai ngờ, họ đã ở cùng nhau mãi mãi...
Vào ngày 31-10 hàng năm, đồng đội cũ của 13 liệt sĩ và nhiều thế hệ TNXP Trường Sơn về đây viếng các anh chị, nhẩm đọc tên từng người trên tấm bia đá.
Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống đã được hồi sinh ngay trên “tọa độ chết” năm xưa. Khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn hôm nay là biểu tượng lịch sử của TNXP Nghệ An, nơi tụ linh hồn của 1.240 cán bộ, chiến sĩ của quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ huyết mạch giao thông Truông Bồn trong những năm chiến tranh ác liệt.
Khu di tích được xây dựng, bảo tồn, tôn tạo trên diện tích 217.327m2, gồm 21 hạng mục chính, trong đó có khu mộ của 13 đội viên TNXP Trường Sơn. Hàng năm, khu di tích đón tiếp hàng ngàn lượt cựu chiến binh, cựu TNXP Trường Sơn và du khách khắp mọi miền đất nước đến tri ân, tưởng niệm những anh hùng, liệt sĩ Trường Sơn nằm lại trên mảnh đất linh thiêng này.
Đền thờ liệt sĩ Trường Sơn
Trong hành trình trở lại chiến trường xưa do Ban tổ chức Chương trình Nghĩa tình Trường Sơn Báo SGGP tổ chức vào tháng 5-2012 cho các cựu chiến binh, cựu TNXP Trường Sơn, trong các điểm đến dự kiến có các địa danh dọc đường 12 trên đất bạn Lào (ngay cả ban tổ chức cũng không xác định được điểm dừng chính xác).
Chỉ khi đặt chân đến ngôi chợ nghèo ngay đầu bản Lằng Khằng (huyện Buala Pha, tỉnh Khăm Muộn), nhiều thành viên trong đoàn mới nhận ra đây là một trong những điểm tập kết của các đoàn vận tải nối đuôi nhau từ Khe Ve, Cha Lo vượt những trọng điểm ác liệt trên đường 12.
Nhìn những ngọn núi cao ngất, những vạt đất lồi lõm, những hố bom còn sót lại sau hàng chục năm chiến tranh, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, nguyên chính trị viên Đại đội 1, D52 vận tải Trường Sơn, mới quả quyết: “Bản Lằng Khằng đây rồi”.
Thế rồi, ông kể ra không sót một địa danh nào của 2 tuyến vận tải trên đất bạn Lào mà hơn 50 năm trước ông và những đồng đội của mình đã ngang dọc trong cơn mưa bom, bão đạn, trên những chuyến xe chở đầy vũ khí, đạn dược chi viện cho chiến trường miền Nam.
Những trọng điểm ác liệt Lằng Khằng, Pha Nốp, Xiêng Phan, Pác Pa Năng, Tha Pa Chôn, Pác Pa Năng... Nhắc đến đây giọng ông như chùng lại: “Anh em mình ngày đó hy sinh nhiều lắm. Giờ này chắc họ vẫn còn nằm lại đây, lẫn trong cỏ cây, sông suối. Quay lại đường 12, thế nào cũng gặp anh em mình”.
Đoàn xe nối đuôi nhau chạy vội trở lại đường 12 đi về phía cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình). “Dừng lại”, hiệu lệnh dứt khoát của Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn khiến cả đoàn xe lập tức ngừng lại. “Km10 đây rồi. Từ đây sẽ thấy rõ thung lũng Xiêng Phan nằm dưới kia”. Ông bước xuống xe, cũng không thể ngờ ở điểm đó có một tảng đá to nằm dưới một gốc sung già. Mọi người cùng đi theo, lặng lẽ đặt lên tảng đá những bó nhang, chai nước, bịch bánh, kẹo, thuốc lá… rồi tỏa ra xung quanh cắm những nén nhang lên các vạt cỏ, gốc cây, triền dốc. “Đúng là anh em mình đưa đoàn đến đây rồi”, Thiếu tướng Phan Khắc Hy thốt lên. 
Ý tưởng về một miếu thờ hay bia tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn của một thành viên trong đoàn đưa ra được cả đoàn hưởng ứng. Người góp 5 triệu đồng, 3 triệu đồng, người 500.000 đồng, 200.000 đồng. Số tiền thu được của cả đoàn dành cho các anh, các chị nằm lại trên đất bạn Lào đã lên đến con số hơn 52 triệu đồng.
Hơn 1 năm sau, công trình Bia tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ Trường Sơn được hoàn thành từ sự đóng góp của nhiều cá nhân, tổ chức ở TPHCM và những cựu chiến binh, cựu TNXP Trường Sơn trong hành trình trở lại chiến trường xưa.
Được sự giúp đỡ của Đồn biên phòng Cha Lo và phía bạn Lào, chúng tôi trở lại Lằng Khằng qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo. Thượng tá Nguyễn Thanh Hải, Đồn trưởng Đồn Cha Lo, cho chúng tôi biết, hàng năm vào các ngày lễ lớn của 2 nước, Việt Nam và Lào đều tổ chức các đoàn đến dâng hương, dâng hoa tại Bia tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn Lằng Khằng.
Trong đó, các ngày lễ 30-4, 1-5 và 19-5, rất nhiều đoàn cựu chiến binh các địa phương trong cả nước tìm về giao lưu với các cựu chiến binh Pa Thét Lào đã cùng sát cánh với Bộ đội Trường Sơn trong những năm chiến tranh ác liệt.
Bia tưởng niệm Liệt sĩ Trường Sơn Lằng Khằng trở thành địa chỉ đỏ Trường Sơn, di tích lịch sử, điểm đến của thế hệ trẻ 2 nước Việt - Lào tìm về tri ân, tưởng nhớ thế hệ cha anh của 2 dân tộc đã ngã xuống cho nền độc lập, tự do, phát triển hôm nay.
Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn - Bến phà Long Đại ở Quảng Bình. Ảnh: HOÀI NAM
Tại Quảng Bình còn có Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn - Bến phà Long Đại do Chương trình Nghĩa tình Trường Sơn Báo SGGP xây dựng, từ nhiều năm qua cũng trở thành một địa chỉ đỏ Trường Sơn của những cựu chiến binh, cựu TNXP và du khách khắp mọi miền đất nước dừng chân thắp một nén nhang tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ tại trọng điểm ác liệt bến phà Long Đại.
Anh Đoàn Thanh Sơn, Tổng đội trưởng Tổng đội TNXP Quảng Bình, đơn vị quản lý Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn - Bến phà Long Đại, cho biết, hàng năm vào các ngày lễ lớn, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và các cơ quan đoàn thể trong tỉnh đều tổ chức các đoàn đến viếng, dâng hương, ôn lại truyền thống lịch sử đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ cho thế hệ trẻ.
Nhiều hoạt động mừng công, kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn, giao lưu, gặp gỡ các thế hệ cựu chiến binh, cựu TNXP Trường Sơn của các đơn vị trong tỉnh Quảng Bình và các địa phương trong cả nước cũng được tổ chức tại đền. Qua đó, giáo dục cho thế hệ hôm nay lịch sử về con đường Trường Sơn huyền thoại và truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc ta trong cuộc trường chinh giải phóng dân tộc.

Trong Chương trình Nghĩa tình Trường Sơn, ban tổ chức đã đưa nội dung xây dựng các ngôi đền tưởng niệm liệt sĩ ở những trọng điểm ác liệt của Trường Sơn.

Hiện đã có 3/4 ngôi đền được thực hiện, gồm: Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn - Bến phà Long Đại ở tỉnh Quảng Bình, Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn - Bến Tắt ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, tỉnh Quảng Trị và Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn - Bờ Y, Ngã ba Đông Dương ở tỉnh Kon Tum.

Ngoài ra, chương trình còn tham gia trùng tu, xây dựng, tôn tạo Khu Di tích Lịch sử Quốc gia Truông Bồn ở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Hoài Nam-Duy Cường (SGGP)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.