Trung thực đến từ đâu ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi con gái còn học tiểu học, tôi đã không thể trả lời được câu hỏi của con: 'Vì sao cứ đến giờ kiểm tra, cô hay kéo bàn các bạn lại gần nhau ?'.
Biết giải thích sao cho một đứa trẻ khi ngay trong những năm đầu đời đến trường đã thấy một biểu hiện của sự thiếu trung thực !
Nói ra đau lòng nhưng có lẽ hiện nay giáo dục là lĩnh vực có rất nhiều chỉ dấu cho thấy sự thiếu trung thực. Nghịch lý ở chỗ học đường là môi trường hằng ngày dạy cho học sinh những đức tính tốt đẹp của một con người lương thiện, trong đó có trung thực, lại là nơi phát sinh nhiều mầm mống thiếu trung thực.
Nếu chỉ kể những hiện tượng báo chí nêu ra, chúng ta có một danh sách dài những việc làm không trung thực trong giáo dục. Còn trên thực tế, có vô số những việc “nhỏ lẻ” của sự không trung thực từ nâng điểm, sửa điểm, biết trước đề kiểm tra… diễn ra thường xuyên trong nhà trường. Đến mức sau nhiều năm các trường đại học tuyển sinh bằng điểm học bạ THPT thì năm nay điểm chuẩn theo phương thức này cao ngất vì điểm của học sinh… quá đẹp.
Trong những ngày mở diễn đàn “Vì sao giáo viên nghỉ việc ?”, chúng tôi nhận được rất nhiều email của các thầy cô giáo cho biết ngoài đồng lương, một trong những lý do họ không đeo bám nghề chính là áp lực thành tích. Mà để có được thành tích, đạt chỉ tiêu thi đua nhà trường đặt ra, họ phải gian dối với mình, với học trò.
Hậu quả của sự thiếu trung thực là vô cùng lớn, trong đó có sự mất niềm tin vào giáo dục. Còn nhớ năm 2013 khi vừa có thông tin học sinh VN được xếp trên nhiều nước tiên tiến, kể cả Mỹ, Anh, Úc... trong kỳ thi khảo sát đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh lứa tuổi 15 trên thế giới (PISA) thì dư luận trong nước ngay lúc đó không tin vào kết quả khảo sát cho dù uy tín trên thế giới. Tương tự, khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT môn nào đó cao ở một địa phương thì dư luận nghĩ ngay là “có vấn đề” trong tổ chức thi và chấm thi.
Đáng lo hơn nữa sự không trung thực về lâu dài sẽ khiến học sinh nghĩ rằng đây là điều bình thường và dần trở nên vô cảm trước hiện tượng này. Tiếp xúc với một số du học sinh, tôi biết nhiều em vô cùng ngạc nhiên và ngỡ ngàng khi ngay trong những buổi sinh hoạt cho sinh viên năm nhất, nhiều trường đại học ở nước ngoài nhấn mạnh đến việc đạo văn với những biện pháp chế tài nghiêm khắc. Lúc bấy giờ, nhiều sinh viên mới nhận ra lâu nay mình đã “vô tư” đạo văn mà không biết vì ở Việt Nam điều này là hết sức phổ biến và bình thường.
Thiếu trung thực trong giáo dục là không mới. Nhưng đáng mừng là những năm gần đây từ người đứng đầu Chính phủ đến lãnh đạo một số tỉnh, thành lớn đã “bật đèn xanh” kêu gọi ngành giáo dục phải trung thực, học thật, thi thật. Vậy thì Bộ GD-ĐT hãy mạnh dạn “cởi trói” cho các nhà trường, giáo viên khỏi những áp lực về thành tích, điểm số, các giải thưởng. Nhà giáo, người cận kề và có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh, cũng cần thoát khỏi những định kiến điểm cao mới là đích đến cuối cùng của học tập để kết quả của học sinh phản ánh đúng thực chất.
Trung thực, do đó cần bắt đầu từ những chủ trương “thượng tầng” dẫn dắt đến mỗi hành vi, việc làm của từng thầy cô giáo để học sinh nhận ra sự tiến bộ từng ngày, niềm vui khám phá trong học tập, trưởng thành trong nhận thức… mới là cái đích hướng tới chứ không phải điểm số ảo.
Theo Nhiên An (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Qua các kỳ đại hội, Ðảng ta luôn nghiêm túc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề ra những quan điểm chỉ đạo đúng đắn, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn nhằm xây dựng, hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam mang bản chất dân chủ, ưu việt, tốt đẹp.

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Tinh thần ấy vẫn còn vẹn nguyên và trở thành nguồn cảm hứng để chúng ta vượt qua những biến chuyển khó lường của thế giới.

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhiều chương trình ý nghĩa được thực hiện nhằm chăm lo hơn nữa cho các hộ nghèo, công nhân, người lao động… được đón cái Tết an vui, đầm ấm.

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Năm 2024 là năm “lên ngôi” của logistics khi hoạt động ngành này đóng góp 25,4% vào mức tăng GRDP của TPHCM. Con số trên minh chứng cho sự phát triển của thương mại điện tử, từ đó thúc đẩy tăng trưởng của ngành vận tải - kho bãi với mức tăng 34,5% so với năm 2023 - tăng mạnh nhất trong các ngành.

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Hiện có hơn 6 triệu người VN sinh sống, làm việc tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong nhiều thập niên qua, kiều bào không chỉ đóng góp tích cực cho cả quốc gia sở tại và VN mà còn trở thành cầu nối quan trọng, góp phần xây dựng hình ảnh, nâng cao vị thế của quê hương trên trường quốc tế.

Học từ thực tiễn

Học từ thực tiễn

Những ngày này học sinh đến trường thật vui. Các em được tham gia hoạt động chào đón Tết Nguyên đán nhưng thông qua sinh hoạt bên ngoài lớp học lại biết được nhiều điều từ cuộc sống, những thứ mà hằng ngày có khi không chạm tới được.