Trung thu là tết thiếu nhi, vì sao người lớn lại đi chơi nhiều?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều địa điểm ở TP.HCM trang hoàng rực rỡ đón tết Trung thu, người trẻ đến tham quan, mua sắm và chụp ảnh đông đúc. Tối 28.9 (14.8 âm lịch), khi ánh đèn điện bắt đầu lung linh, bạn trẻ 'lên đồ', nô nức đi vui hội trăng rằm.

Theo ghi nhận của người viết tại đường Lương Nhữ Học (Q.5,TP.HCM), những chiếc lồng đèn xinh xắn với đa dạng mẫu mã, từ truyền thống đến hiện đại đã “nhuộm đỏ” cả con đường, tạo nên một không gian tham quan, chụp hình lý tưởng nhân dịp trung thu. Hàng ngàn chiếc đèn lồng đủ màu sắc, tạo thành phông nền hoàn hảo cho các bức hình.

Nhiều bạn trẻ xúng xính váy áo, tranh thủ chọn một chiếc lồng đèn thật đẹp để chụp ảnh, vui chơi cùng bạn bè. Các hộ kinh doanh cũng thoải mái để mọi người chụp hình mà không bắt buộc phải mua lồng đèn.

Ảnh: PHÚC KHA

Ảnh: PHÚC KHA

Ảnh: PHÚC KHA

Ảnh: PHÚC KHA

Bạn trẻ check-in tại khu bán lồng đèn trên đường Lương Nhữ Học vào tối 28.9 (14.8 âm lịch). Ảnh: PHÚC KHA

Bạn trẻ check-in tại khu bán lồng đèn trên đường Lương Nhữ Học vào tối 28.9 (14.8 âm lịch). Ảnh: PHÚC KHA

Bạn trẻ đến đây còn tìm mua những loại lồng đèn “hot trend” để chụp ảnh, quay clip. Ảnh: PHÚC KHA
Bạn trẻ đến đây còn tìm mua những loại lồng đèn “hot trend” để chụp ảnh, quay clip. Ảnh: PHÚC KHA
Nhiều người mặc áo mưa tham quan, chụp ảnh tại khu phố lồng đèn vào tối 28.9. Ảnh: PHÚC KHA
Nhiều người mặc áo mưa tham quan, chụp ảnh tại khu phố lồng đèn vào tối 28.9. Ảnh: PHÚC KHA

Nguyễn Hoàng Bảo, sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho biết: “Đây là lần đầu tiên tụi mình đến đây để đi dạo, chụp ảnh với những chiếc lồng đèn xinh xắn, dễ thương, lung linh sắc màu. Dù không còn là thiếu nhi nhưng mình vẫn đi chơi vào dịp trung thu, thích không khí rộn ràng và ôn lại kỷ niệm tuổi thơ”.

“Là một người mê chụp ảnh nên mỗi năm đến tết Trung thu, mình lại cùng vài người bạn đến phố lồng đèn chụp cho nhau vài bộ hình làm kỷ niệm”, Trần Ngọc Bảo Vy (24 tuổi), cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM chia sẻ.

Tại các trung tâm thương mại như: Takashimaya, Sài Gòn Center (Q.1), Vạn Hạnh Mall (Q.10) cũng trang trí trung thu lung linh, ngập tràn màu sắc của những chiếc lồng đèn với kiểu dáng đa dạng đã thu hút không ít người trẻ đến check-in, mua sắm.

Ảnh: PHÚC KHA
Ảnh: PHÚC KHA
Một số trung tâm thương mại trang trí trung thu rực rỡ. Ảnh: PHÚC KHA
Một số trung tâm thương mại trang trí trung thu rực rỡ. Ảnh: PHÚC KHA
Bạn trẻ hóa thân thành chị Hằng, chú Cuội đi chơi trung thu tại trung tâm thương mại. Ảnh: PHÚC KHA
Bạn trẻ hóa thân thành chị Hằng, chú Cuội đi chơi trung thu tại trung tâm thương mại. Ảnh: PHÚC KHA
Ảnh: PHÚC KHA

Ảnh: PHÚC KHA

Trẻ em đi chơi trung thu. Ảnh: PHÚC KHA

Trẻ em đi chơi trung thu. Ảnh: PHÚC KHA

Đi chơi trung thu cùng với nhóm bạn tại Trung tâm thương mại Vạn Hạnh Mall, Nguyễn Hồng Phúc, sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành TP.HCM, chia sẻ: “Ra phố lồng đèn những ngày này đông đúc lắm. Mình đến đây để được chơi thoải mái, không sợ gặp trời mưa. Tụi mình đến đây để chụp ảnh với các tiểu cảnh trung thu, sau đó sẽ qua khu ẩm thực của trung tâm thương mại ăn uống, trò chuyện”.

Có thể bạn quan tâm

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.
Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Thủy lợi Ea Kao, Krông Búk hạ hay Thủy điện Dray H’linh và nhiều công trình trên đường hành tiến chinh phục năng lượng là dấu ấn sinh động của tinh thần dám nghĩ, dám làm; là niềm tự hào về sự chung sức đồng lòng, sáng tạo; sự vĩ đại, phi thường dùng sức người để trị thủy, thu gió, gom nắng.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Trước đây, sản phẩm muối Ba Thắc, hay muối Long Điền sau này nức tiếng khắp vùng, với những cánh đồng muối “thẳng cánh cò bay” của đại điền chủ giàu nứt vách như ông Trần Trinh Trạch - cha của công tử Bạc Liêu…