Báo cáo được đưa ra khi Hồng Kông khởi động hội nghị thượng đỉnh Vành đai và Con đường, cho thấy viễn cảnh tồi tệ nhất khi nhiều nước trên thế giới đang ngày càng tỉnh táo trước các khoản đầu tư của Trung Quốc.
Một báo cáo mới cho thấy phản ứng dữ dội đối với các chính sách địa chính trị và thương mại của Trung Quốc, có thể dẫn đến việc giảm 800 tỷ đô la đầu tư từ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình sang các nước khác, trong bối cảnh các quốc gia lo ngại về tình hình địa chính trị trong việc kinh doanh với Bắc Kinh.
Báo cáo được công bố ngày thứ Tư (11/9) từ công ty tư vấn Silk Road Associates và công ty luật Baker McKenzie phác thảo 5 viễn cảnh về khoản đầu tư vào Sáng kiến Vành đai và Con đường trong tương lai.
Viễn cảnh khả quan nhất là “mô hình hợp tác toàn cầu” cho thấy rằng Trung Quốc sẽ có thể được đầu tư 1,3 nghìn tỷ đô la trên toàn cầu từ năm 2020 đến năm 2030.
Điều tệ nhất là chỉ có một phần của thế giới và kết hợp với tác động của suy thoái kinh tế, của chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng và sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các quốc gia khác, dự đoán đầu tư của Trung Quốc chỉ có thể đạt khoảng 560 tỷ đô la.
Bản phát hành báo cáo được đưa ra khi Hồng Kông khởi động Hội nghị thượng đỉnh đầu tư Vành đai và Con đường, trong đó có sự tham dự của nhiều quan chức Trung Quốc. Một trong số đó đang thuyết phục cư dân Hồng Kông ngừng phản đối và hãy nắm bắt các cơ hội đề ra để thông qua kế hoạch đầu tư cho cơ sở hạ tầng khu vực của Trung Quốc. Trung tâm tài chính châu của Á đã chứng kiến nhiều tháng bất ổn do các cuộc biểu tình, gây thiệt hại cho nền kinh tế, bao gồm cả ngành du lịch và bán lẻ.
Với hơn 130 quốc gia đã đăng ký tham gia Sáng kiến, ước tính các khoản đầu tư từ Sáng kiến Vành đai và Con đường hiện tại của Trung Quốc rất khác nhau – trải rộng từ hàng trăm triệu đô la đến 8 tỷ đô la Mỹ.
Ngân hàng Thế giới đã tính toán tổng chi tiêu hiện tại của Trung Quốc khoảng 575 tỷ đô la Mỹ, nhưng việc dự đoán các khoản đầu tư trong tương lai bởi một chính phủ đã bị “tiếng xấu” trong một thập kỷ qua như Trung Quốc là một điều không hề dễ dàng.
Sự phản đối chính trị đối với các dự án ở Sri Lanka và Malaysia, hay là ở các quốc gia khác, đã dẫn đến một số dự án bị sửa đổi, thu hẹp hoặc hủy bỏ, khiến các khoản đầu tư đã suy giảm nghiêm trọng.
Ngân hàng Phát triển Châu Á trước đây đã ước tính các nước đang phát triển ở châu Á cần khoảng 26 nghìn tỷ đô la cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2016 - 2030.
Dưới đây là năm viễn cảnh đầu tư của Trung Quốc từ 2020 đến năm 2030.được nêu trong báo cáo:
• Giá trị: 910 tỷ USD. Vốn đầu tư nằm trên quỹ đạo hiện tại và theo dõi sát sao với phương hướng hiện tại, tương lai sẽ có nhiều dự án hơn, nhưng giá trị trung bình nhỏ hơn.
• Giá trị: 1,32 nghìn tỷ USD. Trung Quốc học được bài học, biết cách thỏa thuận giảm sự phản đối chính trị đối với các dự án cơ sở hạ tầng lớn và đàm phán nhiều nguồn tài trợ đa phương hơn.
• Giá trị: 1,2 nghìn tỷ USD. Tập trung vào tính bền vững giúp đảm bảo các nguồn tài trợ mới và giúp các công ty Trung Quốc giành được phần lớn các dự án năng lượng và nước sạch.
• Giá trị: 1,06 nghìn tỷ đô la USD. Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung vẫn tồn tại, dẫn đến một cuộc di tản lớn hơn từ Trung Quốc. Các trung tâm sản xuất di dời tới Đông Nam Á và thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc vào đó.
• Giá trị: 560 tỷ USD. Phe đối lập chính trị và chủ nghĩa bảo hộ thương mại toàn cầu hạn chế quy mô và sự trải rộng về mặt địa lý của các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng Trung Quốc.
Thùy Dung (Dân trí/Theo Bloomberg)