Thêm 1 quốc gia mắc kẹt vì nợ từ sáng kiến Vành đai, Con đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chính quyền Pakistan dường như đang kéo các dự án thuộc sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc chậm lại dưới áp lực từ khoản nợ khổng lồ.
Cảng Gwadar là một trong những dự án nằm trong danh mục thuộc sáng kiến Vành đai, Con đường thực hiện tại Pakistan. Ảnh: Xinhua
Trước cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài cùng nỗ lực cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, các nhà hoạch định chính sách của Pakistan đang tiến hành chậm dần tiến độ các dự án thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường tại quốc gia này.
Được hình thành từ năm 2004, hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) nhằm mục tiêu xây dựng mối liên kết giữa khu vực Tân Cương và thành phố cảng Gwadar miền Nam Pakistan. Tổng chi phí của dự án này ước tính lên tới 60 tỷ USD.
Giám đốc CPEC Hassan Daud Butt cho biết giai đoạn 1 của nhiều dự án, bao gồm nâng cấp cảng Gwadar, nhà máy điện và xây dựng đường bộ, vẫn chưa được hoàn thành dù thời hạn được đặt ra đã kết thúc vào năm ngoái.
Điều này xảy ra tương tự với quá trình của các dự án thuộc giai đoạn 2, bao gồm thiết lập các khu kinh tế đặc biệt và khu công nghiệp khi thời gian hoạt động dự kiến ban đầu là vào năm 2020.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với Nikkei, vị giám đốc không đưa ra lý do cho sự chậm trễ trên nhưng nhiều chuyên gia cho rằng phía chính phủ đã có cách tiếp cận chậm rãi đối với các dự án.
Pakistan gần như đã bỏ hết trứng vào "chiếc rổ" Trung Quốc. Việc đầu tư lớn của Bắc Kinh vào CPEC đã kéo theo việc nhập khẩu ồ ạt thiết bị và vật liệu từ quốc gia này, khiến Pakistan tăng thâm hụt tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài.
Theo báo cáo được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) công hố hồi tháng 7, tổng nợ phải trả của Pakistan ở mức khoảng 85.4 tỷ USD, trong đó 1/4 thuộc về chủ nợ là Trung Quốc.
Gia tăng nhập khẩu và trả nợ đã khiến dự trữ ngoại hối của quốc gia Nam Á này ở mức cực kỳ thấp vào năm ngoái.
Pakistan đã phải vay 16 tỷ USD từ nước ngoài trong năm tài chính 2018 - 2019 để tránh tình trạng bị hết ngoại tệ, trong đó, hơn 6,7 tỷ USD, tương đương gần 42% đến từ Trung Quốc. IMF đầu tháng 7 cũng thông qua khoản vay 6 tỷ USD dành cho nước này.
Đống nợ khổng lồ đang đè nặng trên vai khiến các dự án mới buộc phải chậm lại.
Khoản nợ từ các dự án nằm trong sáng kiến Một vành đai, một con đường của Trung Quốc cũng là lý do khiến Malaysia cách đây không lâu đã tịch thu tiền và dừng hàng loạt dự án của nhà thầu đến từ Bắc Kinh.
Cụ thể, nước này đã tịch thu hơn 1 tỷ ringgit, tương đương khoảng 243 triệu USD từ tài khoản ngân hàng của Công ty Kỹ thuật đường ống dầu khí Trung Quốc (CPP).
Nguyên nhân thu hồi khoản tiền trên là bởi CPP được chi trả để thực hiện 80% dự án nhưng lại chỉ hoàn thành 13% công việc.
Doanh nghiệp này đã giành được hợp đồng xây dựng đường ống dẫn dầu khí dài 600 km dọc bờ biển phía Tây và 662 km đường ống dẫn khí tại Sabah của đảo Borneo từ chính quyền trước đó. 
Phương Linh (TheLEADER)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.