Trông chờ công lý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bị bắt giữ trái phép khi đang đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, 5 thuyền trưởng tàu cá của tỉnh Kiên Giang và người thân vẫn vững niềm tin vào công lý.

Nhưng khi nào công lý được thực thi để các thuyền trưởng lại được về nhà cùng con tàu của mình?

Sao cha mãi chưa về...

 

Lão ngư Hứa Văn Kia cùng con dâu Mai Thị Huệ - vợ thuyền trưởng Hứa Minh Trung - mong ngóng công lý cho con, cho chồng.
Lão ngư Hứa Văn Kia cùng con dâu Mai Thị Huệ - vợ thuyền trưởng Hứa Minh Trung - mong ngóng công lý cho con, cho chồng.

Trong căn nhà lợp mái tôn đã hơn 20 năm cặp bên quốc lộ 80 ở ấp Sơn Tiến (thị trấn Sóc Sơn, tỉnh Kiên Giang), chị Nguyễn Minh Thư nước mắt lưng tròng khi con trai 14 tuổi hỏi: "Vì sao cha đi lâu dữ chưa về?".

Đó là mấy tháng trước, khi cha cậu bé - thuyền trưởng tàu KG 90793TS Lê Thanh Thiện - bị phía Indonesia bắt giữ.

Chị Thư kể lại: "Tôi giải thích cho con nghe việc cha đánh cá ở biển VN nhưng bị phía Indonesia bắt oan nên vẫn đang khiếu kiện, chưa thể về sớm".

Cũng chính Minh Thư là người thông báo cho chị Nguyễn Thị Kim Phụng - vợ anh Lê Thanh Thừa, thuyền trưởng tàu KG 92503TS, cũng là chị em bạn dì, lúc này đang mang thai đứa con trai đầu lòng được hơn 4 tháng - tin Thừa cũng bị bắt cùng ngày với chồng mình.

Bồng con trai đã được hơn 50 ngày tuổi trên tay, chị Phụng cho biết trong những lúc khó khăn, hai chị em vẫn thường chia sẻ, động viên nhau hãy tin vào công lý.

"Mấy ảnh không vào vùng biển người ta đánh bắt cá, không thể nào có chuyện này xảy ra. Tụi tui vẫn giữ liên lạc với mấy ảnh và động viên nhau vững niềm tin vào công lý. Đó cũng là lý do mà mấy ảnh giải thích với tụi tui vì sao phải kiên quyết khiếu kiện để đòi lại công bằng" - Kim Phụng nhìn bà chị Minh Thư với ánh mắt đầy tin tưởng.

Niềm tin sự thật

 

Được trợ giúp pháp lý, thuyền trưởng Cao Văn Hoàng đã làm đơn kháng án và chờ đợi sự phán xét công minh của công lý (ảnh chụp tại trại tạm giam Viện Công tố tỉnh Natuna ngày 8-11).
Được trợ giúp pháp lý, thuyền trưởng Cao Văn Hoàng đã làm đơn kháng án và chờ đợi sự phán xét công minh của công lý (ảnh chụp tại trại tạm giam Viện Công tố tỉnh Natuna ngày 8-11).

Chúng tôi ngồi vỏ lãi (một loại xuồng máy) từ TP Rạch Giá ra đảo hòn Tre (tỉnh Kiên Giang) gặp gia đình thuyền trưởng Hứa Minh Trung của tàu KG 93895TS. Trung cũng bị bắt đợt đó.

Ông Ngô Đức Minh - chủ tàu của Trung - khẳng định không thể có chuyện Trung đưa tàu vào vùng biển Indonesia đánh cá. Ngày Trung bị phía Indonesia bắt, ông Minh đã có niềm tin vững chắc và ủng hộ Trung kháng án, khiếu kiện đòi công lý đến cùng.

Ông Minh kể ngày nhận trách nhiệm thuyền trưởng nắm giữ con tàu, Trung tâm sự ở nhà cha mẹ già đã lớn tuổi, sức khỏe yếu, lại còn hai con thơ "nên không thể mắc sai lầm, đưa tàu qua nước khác đánh cá rồi vướng vào tù tội, mất tàu, bỏ rơi gia đình".

Niềm tin vào sự thật này càng khẳng định hơn khi các tàu "đực" (tàu còn lại trong hai chiếc tàu đánh lưới kéo đôi) không bị Indonesia bắt, chạy thoát về kể lại.

Với thông tin trích xuất từ thiết bị định vị GPS gắn trên tàu (chạy thoát về), ông Minh xác định vị trí tàu của Trung và bốn tàu cá đang khai thác trong vùng biển thuộc chủ quyền VN.

"Tôi thảo luận với các chủ tàu củng cố chứng cứ, yêu cầu các cơ quan chức năng VN vào cuộc để bảo vệ ngư dân và tài sản của chúng tôi khi đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền VN" - ông Minh nói.

Lão ngư dân Hứa Văn Kia - nay đã 87 tuổi, cha của Hứa Minh Trung - khẳng khái: "Tôi tin Chính phủ sẽ bảo vệ thằng Trung cùng mấy anh em tài công vì tụi nó làm trên biển thuộc chủ quyền của mình". Ông Kia lấy tay quệt nước mắt: mẹ Trung - người bạn đời của ông - lúc lâm chung (hồi tháng 7-2017) trăng trối, mong "thằng con trai được minh oan, sớm được trả về cùng tàu".

Mong chờ công lý

 

Chị Nguyễn Minh Thư - vợ thuyền trưởng Lê Thanh Thiện - mong ngóng chồng về.
Chị Nguyễn Minh Thư - vợ thuyền trưởng Lê Thanh Thiện - mong ngóng chồng về.

"Tôi và các anh em bị bắt oan khi đánh bắt trên vùng biển VN" - thuyền trưởng tàu cá KG 90946TS Cao Văn Hoàng, một trong năm thuyền trưởng đang kháng án, kêu oan, tâm sự với chúng tôi ở sân trại tạm giam Viện Công tố tỉnh Natuna, Indonesia.

"Họ lấy hết hải sản sau bao ngày chúng tôi khai thác hợp pháp cùng tiền mặt, dây chuyền, nhẫn, lắc đeo tay bằng vàng của anh em thủy thủ" - ông Hoàng kể lại.

Ông Hoàng kể khi bị bắt, có một người Indonesia trang bị vũ khí, lái tàu của ông đến tọa độ 06 độ 34’071’’Bắc - 106 độ 26’989’’Đông lập biên bản, ghi nhận rằng tàu cá đã khai thác tại tọa độ này.

"Vì tọa độ sai lệch nên tôi không đồng ý ký vào biên bản. Họ dùng súng uy hiếp, buộc tôi phải ký vào văn bản bằng tiếng nước ngoài. Từ đó tôi bị giam giữ tại đảo Natuna".

"Chúng tôi đánh bắt trên vùng biển mà bao đời nay ông cha tôi từng khai thác. Chúng tôi đi đánh cá theo sự hướng dẫn bằng văn bản, bản đồ của Cục Kiểm ngư cung cấp, nhưng ra đến nơi lại bị phía Indonesia bắt giữ và tuyên bố đó là vùng biển của họ, làm sao chúng tôi có thể bảo vệ tính mạng và tài sản của mình khi bị phía Indonesia uy hiếp bằng vũ khí?" - câu hỏi của ông Hoàng nghe sao đau nhói.

Lê Nam/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.