Trọn đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người dân xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang thường nhắc đến nhà giáo Nguyễn Thị Thanh Thiết với một tình cảm trìu mến, nể trọng. 33 năm tuổi Đảng, 35 năm tuổi nghề, nhà giáo Nguyễn Thị Thanh Thiết là tấm gương điển hình của ngành giáo dục Bắc Giang, để các thế hệ giáo viên, học sinh nơi đây noi theo.
Nhà giáo Nguyễn Thị Thanh Thiết nhận Bằng khen cá nhân tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang trong học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Nhà giáo Nguyễn Thị Thanh Thiết nhận Bằng khen cá nhân tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang trong học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Nhà giáo Nguyễn Thị Thanh Thiết hiện là Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học xã Việt Tiến, Phó Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng xã Việt Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Khuyến học huyện Việt Yên.

Nhà giáo Nguyễn Thị Thanh Thiết, dù đã nghỉ hưu theo chế độ gần hai năm, nhưng tâm huyết với nghề, nên cô vẫn luôn “truyền lửa” cho người dân và con em quê hương.

Cô Thiết nguyên là Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Việt Tiến, huyện Việt Yên. Dù đã nghỉ hưu theo chế độ gần hai năm, nhưng tâm huyết với nghề, nên cô vẫn luôn “truyền lửa” cho người dân và con em quê hương qua các khóa thuyết trình tại Trung tâm học tập cộng đồng xã Việt Tiến cùng nhiều hoạt động xã hội tích cực khác.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống nhà giáo, hiếu học, bố đẻ của cô là cố Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Khả. Phát huy truyền thống đó, cuộc đời công tác của cô luôn dành tâm huyết, trách nhiệm và nỗ lực nghiên cứu, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương, được đồng nghiệp và các thế hệ học sinh yêu mến, trân trọng.

Cô giáo Thiết cùng các em học sinh hoạt động ngoại khóa.

Cô giáo Thiết cùng các em học sinh hoạt động ngoại khóa.

Cách đây gần 20 năm, nhà giáo Nguyễn Thị Thanh Thiết đã cùng xã Việt Tiến, đơn vị điểm của tỉnh Bắc Giang, đã thành lập Trung tâm học tập cộng đồng của xã nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân.

Vào thời điểm đó đây là một ý tưởng độc đáo bởi nhu cầu tiếp cận kiến thức, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội của người dân, các tổ chức chính trị-xã hội trong huyện là rất lớn.

Hòa mình vào cuộc sống thường nhật của người dân, cô Thiết cùng ban giám đốc khảo sát kỹ nhu cầu học tập của người dân để xây dựng những chương trình tập huấn hữu dụng cho từng đối tượng người dân trong xã.

Từ đó, những chương trình rèn luyện kỹ năng sống, giúp nhau làm kinh tế, cũng như các mô hình bảo vệ an ninh trật tự xóm làng, bảo vệ trẻ em trước các tệ nạn xã hội… được lan tỏa triển khai thực tiễn gắn liền với đời sống của người dân tại địa phương.

Phát huy khả năng biên soạn, biên kịch và trực tiếp thuyết trình, cô Thiết đã trực tiếp đứng lớp “truyền lửa” cho hàng nghìn học viên của các cấp xã, huyện, tỉnh trong suốt hai năm qua.

Hoạt động của trung tâm luôn là điển hình, điểm sáng của tỉnh Bắc Giang, được Hội Khuyến học tỉnh ghi nhận, đánh giá cao và nhân rộng đến nhiều địa phương trong tỉnh.

Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Việt Tiến-thầy giáo Lê Anh Tuấn cho biết: Gần ba mươi năm gắn bó với nhà trường, cô Thiết luôn là tấm gương điển hình quản lý giỏi, luôn tích cực tham gia thi và đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp môn Ngữ văn.

Cùng với đó, cô còn nhận nhiều bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, nhận nhiều kỷ niệm chương: “Vì sự nghiệp khuyến học”, “Vì sự nghiệp giáo dục”, “Vì sự nghiệp phát triển phụ nữ”, “Vì thế hệ trẻ”, “Vì sự nghiệp công đoàn” huy hiệu “Ba mươi năm tuổi Đảng”.

Gần ba mươi năm gắn bó với nhà trường, cô Thiết luôn là tấm gương điển hình quản lý giỏi, luôn tích cực tham gia thi và đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp môn Ngữ văn.

Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Việt Tiến Lê Anh Tuấn

Cô Thiết luôn là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, công tác quản lý, lãnh đạo để các thế hệ giáo viên noi theo. Cô được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen cá nhân tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang trong học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Trước đây, tại những nơi cô Thiết từng giữ chức vụ quản lý như Trường Trung học cơ sở Hương Mai, Trường Trung học cơ sở Việt Tiến, các phong trào thi đua của các trường đều trở thành điểm sáng của ngành giáo dục huyện Việt Yên và vinh dự nhiều lần được tặng Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang và Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bên cạnh đó, cô Thiết còn là giáo viên tích cực nghiên cứu, đề xuất sáng kiến trong giáo dục. Có thể kể đến như đề tài “Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt”, “Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn Trung học cơ sở”, “Để có một giờ dạy văn trên lớp thành công”, …

27 năm gắn bó với Trường Trung học cơ sở Việt Tiến, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thiết từng làm công tác Đoàn, Đội, Chủ tịch Công đoàn, Tổ trưởng chuyên môn, rồi được bổ nhiệm cán bộ quản lý.

Cô Thiết rất say mê hoạt động xã hội, là tình nguyện viên tích cực của Dự án "Phòng, chống buôn bán và bảo vệ trẻ em” thuộc Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc giai đoạn 2005-2008.

Có năng khiếu làm đạo diễn, viết kịch bản, cô góp phần vào thành công của nhiều sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội của xã, huyện và ngành giáo dục Việt Yên.

Cô giáo Thiết nghiên cứu tài liệu nâng cao khả năng đổi mới, sáng tạo cho các chương trình giáo dục cộng đồng.

Cô giáo Thiết nghiên cứu tài liệu nâng cao khả năng đổi mới, sáng tạo cho các chương trình giáo dục cộng đồng.

Với cô Thiết, bản thân phải tâm huyết, có trách nhiệm, sáng tạo trong công tác, góp phần nâng chất lượng giáo dục của địa phương.

Nhà giáo Nguyễn Thị Thanh Thiết chia sẻ: “Trong công tác, tôi luôn làm việc với trách nhiệm cao trước tập thể, phụ huynh và học sinh; dân chủ, minh bạch, giải quyết mọi công việc một cách thấu tình đạt lý. Giờ đây trên cương vị mới tôi càng cảm thấy phải nỗ lực hơn để đem kiến thức, kinh nghiệm của mình tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp trồng người”.

Hiện nay mặc dù đã nghỉ hưu, song với niềm đam mê cống hiến, nhiệt huyết, bề dày kinh nghiệm, uy tín, nhà giáo Nguyễn Thị Thanh Thiết vẫn tích cực cùng Ban Giám đốc củng cố, phát triển Trung tâm học tập cộng đồng địa phương trở thành mô hình tiêu biểu của tỉnh, làm diễn giả cho nhiều sự kiện chính trị, xã hội, trực tiếp giảng các chuyên đề kỹ năng sống cho trẻ em, người lớn, chuyên đề văn hóa công sở cho một số cơ quan, trường học trên địa bàn huyện.

Những cống hiến, thành tích tiêu biểu đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh nhà giáo mẫu mực, nhiệt huyết, được đồng nghiệp, phụ huynh, các em học sinh quý mến, chính quyền địa phương và các cấp quản lý tín nhiệm.

Có thể bạn quan tâm

'Báu vật' của làng

'Báu vật' của làng

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.