Trở lại Ngọc Linh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thấy từng đám mây trắng lờ lững nối đuôi nhau che những vạt rừng xanh thẳm, tôi biết rằng mình đã đặt chân đến Ngọc Linh. Lần nào cũng vậy, cứ đến đây, trong người lại lâng lâng, say say khó tả. Say vì cung đường ngoằn ngoèo hơn 200 km. Say vì được thưởng ngoạn phong cảnh đẹp như bức tranh sơn dầu. Và cũng say vì sự bình yên dưới mỗi nóc nhà chênh vênh trên những sườn núi.

Chiếc xe cứ lăn bánh được đôi chút lại ngưng theo ý người, bởi các thành viên trong đoàn không kìm nổi trước cảnh đẹp của Ngọc Linh, phải xuống xe để chụp hình. Cũng là mây, là núi, là những con dốc cao, nhưng điểm nào cũng cuốn hút con người ta đến lạ.

Dịp này chúng tôi may mắn, khi đến Ngọc Linh vào thời điểm lúa đang chín rộ. Qua những cung đường, ai nấy như chết mê chết mệt trước vẻ đẹp rực rỡ, lộng lẫy của những thửa ruộng bậc thang. Từ trên cao nhìn xuống, lúa chín như dát vàng, trải  khắp các triển núi. Giữa cánh đồng, thi thoảng lại có một vài căn nhà đầm (nhà chòi) nằm im lìm; những người nộm được làm bằng rơm, bằng những chiếc áo cũ... để đuổi chim, chuột, vừa làm bức tranh sinh động hơn, nhưng cũng mang đến sự chân chất, bình yên của một vùng quê.

 

Ruộng bậc thang đang độ chín. Ảnh: HT
Ruộng bậc thang đang độ chín. Ảnh: HT


 Ở thành phố đang nắng nóng, vậy mà lên đây, đã khoác một chiếc áo ấm vẫn thấy se se lạnh. Bốn bên là rừng, núi, sông, suối, người dân lại không dùng thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc diệt cỏ trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chỉ nhiêu đó thôi, đã đủ mang đến một không khí quá đỗi trong lành rồi.

Nắng trải dài khắp các sườn núi, nhưng vẫn chưa đủ sức để xua tan những đám mây lờ lững. Trên đường làng, lâu lắm mới thấy một vài bóng người qua lại. Không hỏi han, không vội vã, không ai tò mò. Anh bạn của tôi nói rằng, ở đây, người dân vẫn thế, hiền đến nỗi khó để bắt chuyện. Thế nhưng, chỉ cần ở, mới thấy hết sự chân tình của mỗi người. “Có gì quý, bà con đều dành để đãi khách. Nhiều lần bận việc, lên muộn, bà con vẫn lặng lẽ đợi cơm. Lúc đấy mới thấy, bà con nơi đây chân thành, thật thà, đáng trân quý biết bao nhiêu” – anh bạn nói.

Ở đây, trời chợt sáng, chợt tối theo mây. Những đám mây như khói trời mới đó đã tan biến. Thay vào đó, mây đen ùn ùn kéo về. Rồi, mưa như trút nước kéo dài cả mấy tiếng đồng hồ. Đã quá quen với tiết trời như thế nên người dân tự điều chỉnh công việc của mình cho thật hợp lý. Bởi thế, khi mặt trời chưa mọc, bà con đã ăn xong bữa sáng để lên rẫy. Họ tranh thủ đi làm để chiều về tránh cơn mưa sớm.

Sau cơn mưa, những con dốc thêm phần khó chinh phục. Mới 4 giờ chiều, trời như đã vào tối. Khói lam quấn quýt trên mái bếp. Làm quen nhau, người dân thật thà mời ly rượu trắng. Lần đầu gặp gỡ, nhưng sau vài câu chuyện, cảm giác như đã quen thân rồi.

Chiều ở làng cũng bình yên như thế. Hiếm hoi lắm mới thấy một người  leo trên con dốc đứng để về làng.

Cũng bởi sự bình yên ấy, anh bạn của tôi tạm chia tay Hà Nội, bám trụ lại nơi đây để làm nên những điều thật riêng. Anh cùng bà con làm việc, cùng bà con làm những video mộc mạc thể hiện vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên, vẻ đẹp lao động ở Ngọc Linh qua 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Anh biết Ngọc Linh rất đẹp nhưng lại không muốn nơi đây phát triển về du lịch. Anh vẫn biết, suy nghĩ của mình có phần ích kỉ, nhưng với anh, đó chính là cách giữ cho Ngọc Linh mãi đẹp, mãi hoang sơ và trong lành như bây giờ.

Những ngày ở Ngọc Linh trôi thật nhanh. Rời mảnh đất với đặc sản: mây, mưa và những con dốc, cả đoàn mang theo thật nhiều kỉ niệm, nhiều câu chuyện thân thương và các bức ảnh đẹp. Trong tâm khảm, ai nấy đều muốn người dân đỡ nghèo, đỡ khổ. Và cũng như anh bạn của tôi, ai nấy đều muốn cảnh vật vẫn mãi như thế, rừng xanh, mây trắng, nắng vàng, không khí trong lành, đất không vướng mùi của thuốc sâu, thuốc diệt cỏ và những hóa chất... nuôi dưỡng những gì đẹp nhất trong lòng mỗi người.

Theo Hoài Tiến (baokontum)

https://www.baokontum.com.vn/toa-soan-ban-doc/tro-lai-ngoc-linh-24587.html

 

Có thể bạn quan tâm

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Còn lại gì sau bão Yagi?

Còn lại gì sau bão Yagi?

Khi cơn bão Yagi quét qua, nhà cửa, đường sá, cầu cống - những gì tưởng chừng kiên cố nhất cũng bị gió bão, mưa lũ cuốn phăng. Xót xa hơn, sự sống - thứ đáng quý nhất cũng bị đánh cắp trong phút chốc.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Chuyện du kích Jrai hạ trực thăng Mỹ

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Du kích Jrai hạ trực thăng chở 2 tướng Mỹ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.

Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Do cấu tạo địa chất đặc biệt nên đảo Bé không tích tụ được mạch nước ngầm, người dân trên đảo phải dùng lu, bể... để hứng nước mưa dùng vào sinh hoạt. Hàng trăm năm qua, cộng đồng nhỏ bé hơn 500 người ấy tồn tại giữa biển khơi như một cuộc thi gan cùng tạo hóa.
Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

(GLO)- Dẫu có những quãng ngắt do sóng chập chờn nhưng cuộc điện thoại với người thân trong gia đình mỗi buổi tối là “liều thuốc tinh thần” để cán bộ, chiến sĩ tại các chốt của Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vượt qua khó khăn, lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc.
'Ba cùng' đổi thay vùng đất khó - Bài cuối: Ấm áp dưới tán rừng U Minh Hạ

'Ba cùng' đổi thay vùng đất khó - Bài cuối: Ấm áp dưới tán rừng U Minh Hạ

Tạm gác lại những công việc hàng ngày của mỗi cá nhân, những sinh viên tình nguyện hè của Trường Đại học Tây Đô (Cần Thơ), cùng nhau lên đường về với vùng đất thiêng liêng U Minh Hạ, để cùng ăn, cùng sống và cùng góp sức trẻ thể hiện phong trào “sinh viên 5 tốt”, cống hiến và trưởng thành.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.