Trở lại làng 'lắm chuyện'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thôn 8A, 8B (nay sáp nhập thành thôn 2, xã Phước Lộc, H.Phước Sơn, Quảng Nam) được người ta nhớ đến với cái tên 'làng bạch hầu', 'làng lắm chuyện' bởi thực sự nó... lắm chuyện.
 
Xã Phước Lộc nay đã thay đổi, nhiều luật tục lạc hậu cũng đã được bãi bỏ. Ảnh: Mạnh Cường
Hơn 5 năm trước, đây là ổ dịch bạch hầu lớn của tỉnh khi có 6 người chết, hàng chục người mắc bệnh; rồi những hủ tục vẫn tồn tại như: sinh con ở bìa rừng; chữa bệnh cho con bằng cách cúng heo, gà. 
 
Sau khi trận dịch bạch hầu xảy ra khiến 6 người chết, nhiều người dân đã được tiêm chủng vắc xin phòng bạch hầu. Ảnh: Mạnh Cường
Dân không còn sợ chích ngừa
Hơn 5 năm trước, hàng loạt người chết do dịch bạch hầu, mà lúc đó, người làng ở đây đều gọi là “bệnh lạ” bởi chưa từng có ai bị như thế. Người dân chưa từng biết mũi kim là gì. Họ sống thuần theo bản năng. Để rồi, ngành y tế “giật mình” bởi dịch xảy ra tại miền núi cao cướp đi nhiều sinh mạng. Từ đây một chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu không chỉ riêng cho người dân Phước Lộc mà 6 huyện miền núi diễn ra rầm rộ.
Họ, dường như đã vượt qua được nỗi sợ của “con ma rừng” khi ấy, nhưng trong tiềm thức của mỗi người dân Bhnoong ở đây, ký ức của những người từng bị bạch hầu vẫn chưa nguôi ngoai về khoảng thời gian khủng khiếp đó.
Tháng 7.2015, 6 người dân ở hai thôn 8A và 8B (nay là thôn 2) bỗng có cùng triệu chứng đau rát cổ họng, sốt rồi chết. Ngành y tế vào cuộc, lấy mẫu xét nghiệm thì xác định các ca đều dương tính với bạch hầu. Hơn chục người dân khác cũng có dấu hiệu bệnh được đưa đến trung tâm y tế huyện điều trị.
Ngành y tế dồn tổng lực đổ đến Phước Lộc mở chiến dịch tiêm chủng ngừa bạch hầu cho gần 1.000 người dân xã. Một câu chuyện làm đau đầu các nhân viên y tế là người dân nơi đây rất sợ tiêm chủng, họ còn bỏ trốn vào rừng sâu để khỏi tiêm. “Bây giờ, ai đau ốm đều được đưa xuống trạm y tế xã cứu chữa, không còn đâm trâu, cúng bái để chữa bệnh. Dân mình nay nhận thức thay đổi nhiều, không còn sợ chích ngừa như trước nữa”, nữ trưởng thôn Hồ Thị Nỉ mở đầu câu chuyện với chúng tôi.
 
Những đứa trẻ tại ngôi làng vui vẻ chơi đùa. Ảnh: Mạnh Cường
Nhớ về dịch năm đó… để phòng dịch hôm nay
Dẫn chúng tôi đến những hộ gia đình có con không may chết trong trận dịch bạch hầu 5 năm về trước, nữ trưởng thôn Hồ Thị Nỉ nhớ lại: Năm đó trong làng có một vài người có triệu chứng sốt ho. Ai cũng nghĩ chỉ là cảm sốt bình thường nên mời thầy cúng. Khi nhiều người trong làng tiếp tục có triệu chứng tương tự và nhiều người chết thì người dân bắt đầu lo lắng về “bệnh lạ” này. “Ai cũng cho rằng do con ma rừng bắt nên cứ thế họ đâm trâu, mổ gà... nhờ thầy cúng chữa trị”.
Bây giờ, ai đau ốm đều được đưa xuống trạm y tế xã cứu chữa, không còn đâm trâu, cúng bái để chữa bệnh. Dân mình nay nhận thức thay đổi nhiều, không còn sợ chích ngừa như trước nữa

Nữ trưởng thôn Hồ Thị Nỉ

Có đứa con gái chỉ mới 4 tuổi chết trong đợt dịch bạch hầu, ông Hồ Văn Bia đôi mắt rơm rớm mỗi lần nhớ lại cơn ác mộng năm đó. “Con mắc bệnh, mình và vợ để ở nhà rồi thuê thầy về cúng để chữa bệnh cho con. Cúng mãi bệnh tình không khỏi. Rồi tiền mất, tật mang khi con cũng ra đi”. Theo ông Bia, sau đại dịch năm đó, chính quyền xã đã tuyên truyền, dần dà nhiều luật tục trong làng cũng được bãi bỏ. Bây giờ, con cháu mà đau gì là gia đình đưa đi trạm, bệnh viện ngay chứ không để ở nhà nữa.
Tiếp lời ông Bia, chị Nỉ nói: “Từ sau cơn dịch bạch hầu, giờ hễ ai có bệnh tật là họ tự giác đi xuống trạm y tế khám, xin thuốc về uống chứ không còn để ở nhà tự uống thuốc bằng lá cây rừng, không còn mổ trâu bò cúng nữa. Nhận thức họ tiến bộ rồi”.
Ông A Lăng Đạt, Trạm trưởng Trạm y tế Phước Lộc, kể lại lúc trước, mỗi lần có người trong thôn đau ốm thì việc vận động, tuyên truyền họ đến bệnh viện là rất khó bởi thói quen hễ đau là cúng vốn đã ăn sâu. Dịch bạch hầu quét qua khiến người dân tỉnh ngộ và sợ, bây giờ dân đã không sợ đến trạm y tế, tiêm chủng nữa, việc cúng kiếng khi đau ốm cũng không còn. Công tác y tế, nhất là việc tiêm chủng cho trẻ ở đây được chú trọng hẳn. Hằng tháng, trạm rà soát danh sách trẻ ở độ tuổi tiêm chủng, phát giấy mời thông báo để bà con đưa trẻ đi tiêm. “Nhớ về trận dịch bạch hầu năm đó, giờ người dân đã thức tỉnh và có những biện pháp chặt chẽ hơn để phòng tránh đại dịch mang tên Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay”, ông Đạt nói.
Hồi sinh ngôi làng đau thương
Phước Lộc giờ đây khác hẳn. Điện được kéo lên bừng sáng nơi rẻo cao. Đường bê tông đã được đổ vào từng nóc nhà trên bản. Trạm y tế, UBND xã đã được xây mới, khang trang. Điều mừng nhất, dân đã không còn sợ chích ngừa, ai đau ốm thì đến trạm xá, bệnh viện chứ không phải cúng trâu, gà... để tự chữa bệnh nữa. Các hủ tục lạc hậu cũng đã dần được bãi bỏ...
Có lẽ, điều khiến ông Lưu Huyền Thoại, Chủ tịch xã Phước Lộc, vui mừng nhất khi gần 10 năm bám chặt xã vùng cao này là vô số những luật tục của người Bhnoong nơi đây đã dần được bỏ. “Trước đây, bất cứ thứ gì họ cũng cữ kiêng. Đau ốm phải ra nhà rẫy - ở cữ. Sinh con - ở cữ. Chết xấu cũng cữ… Hết cữ, về làng lại phải cúng bái. Tuyên truyền, vận động, thậm chí dọa nạt nhưng người ta vẫn không thay đổi. Luật tục cứ như một sợi dây vô hình trói chặt họ vào những nỗi sợ tâm linh”, ông Thoại tỏ bày.
“Giờ nhiều luật tục đã được bỏ rồi. Như trước đây ai chửa hoang thì người phụ nữ bị đẩy ra khỏi làng 1 tháng. Khi ra khỏi làng cúng một heo, đến khi vào làng lại phải làm thêm một heo đen nữa mới được vào. Còn bây giờ phụ nữ gần tới ngày sinh vẫn được sinh trong nhà. Nếu có ở cữ thì cũng ở trong nhà khoảng 10 ngày”, ông Thoại nói.
Theo vị Chủ tịch xã Phước Lộc, cuộc sống và ý thức của người dân giờ thay đổi nhiều sau trận dịch bạch hầu lịch sử. Xã thường xuyên cử lực lượng đến các thôn bản tuyên truyền để xóa bỏ hủ tục. Gia đình nào khó khăn thì xã sẽ hỗ trợ tiền cho họ ra bệnh viện tuyến huyện để khám chữa. Những người bận làm rẫy không đưa con đến trạm tiêm phòng thì xã chỉ đạo cán bộ y tế trạm đến tận thôn để tiêm, không để đứa trẻ nào sinh ra, lớn lên mà không được tiêm chủng đầy đủ. Đồng thời, không để câu chuyện buồn như trước tiếp diễn nữa.
Mạnh Cường (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null