Trị bệnh 'ngáo' quyền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

'Ngáo quyền' có vẻ cũng là bệnh dịch, dễ lây lan như vi rút gây nên bệnh Covid-19.
 

Bệnh nhân nhiễm và qua đời vì Covid-19 tại TP.HCM những ngày qua vẫn ở mức cao. Cho đến hôm 30.8, lãnh đạo thành phố đánh giá qua 7 ngày thực hiện các biện pháp ứng phó với dịch Covid-19 nâng cao nhưng thông qua lấy mẫu xét nghiệm tập trung vùng đỏ và vùng cam, số ca nhiễm vẫn tăng; bình quân mỗi ngày phát hiện khoảng 4.800 ca F0.

Thế nên, chỉ có cách thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, cùng với việc tiêm vắc xin đủ liều, bao phủ cho người dân toàn thành phố mới mong giảm được thực trạng đáng lo ngại này.


Trước mắt, thành phố vẫn phải thực hiện giãn cách nghiêm ngặt và nguyên tắc “ai ở đâu, ở yên đấy” đã được hầu hết người dân nằm lòng, sẵn sàng thắt lưng buộc bụng, đồng cam cộng khổ để cùng nắm tay nhau vượt qua cuộc chiến cam go, đầy nghiệt oan và gian khổ.

Câu cửa miệng của nhiều người hiện nay là “Không biết chừng nào được gặp mặt”. Rất nhiều người mong muốn ra khỏi nhà để hít thở khí trời, mưu sinh, giao tiếp xã hội, gặp gỡ những người thân quen… Nhưng những điều tưởng chừng giản đơn ấy, ngay lúc này, chưa thể thực hiện được. Lãnh đạo TP.HCM cũng rất cân nhắc khi nói “không thể cứ phải thực hiện Chỉ thị 16 mãi được, nhưng cũng không thể nới giãn cách xã hội khi chưa đủ điều kiện”.

Thế nên, khi một người đàn ông lớn tiếng chửi bới, dọa nạt nhân viên và bảo vệ của một trung tâm thương mại ở Q.7 (TP.HCM) vì những người này không chấp nhận để ông ta vào trong mua hàng trực tiếp, phá vỡ các quy định về phòng chống dịch, đã lập tức phải nhận nhiều chỉ trích của cộng đồng. Đỉnh điểm của vụ việc khiến ông này bị dư luận đả kích, khi xưng với nhân viên bảo vệ: “Tôi là Ban chỉ đạo Q.7… Ông biết tôi không?”.

Câu hỏi của ông ta không khó để cơ quan chức năng trả lời. Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Q.7 (BCĐ) đã nhanh chóng khẳng định không biết ông là ai, ông cũng chẳng dây mơ, rễ má gì với BCĐ. Nhưng kể cả khi ông có là thành viên BCĐ thì cũng không và càng không có quyền hành xử thiếu văn hóa, vô pháp như thế.

Khó có thể có khái niệm nào lột tả chính xác bản chất hơn, khi dùng từ “ngáo quyền” để chỉ về những người ảo tưởng về sức mạnh bản thân và bộc lộ ra bên ngoài bằng những hành vi thiếu ý thức, chuẩn mực xã hội, nhất là ứng với hoàn cảnh nhân loại đang phải đối đầu với cơn đại dịch.

Đáng buồn, trong thực tế vẫn còn không ít nhân vật “ngáo quyền”. Đó là một cán bộ làm trong ngành thuế ở Bến Tre, khi bị nhân viên của chốt kiểm soát dịch yêu cầu dừng lại để kiểm tra, đã không chấp hành mà còn lớn tiếng “Tao không đi làm tụi bây không có lương”. Hay một ông ở Hà Nội đã vi phạm các quy định phòng chống dịch Covid-19 còn xưng là “tiến sĩ”, làm ở cơ quan này cơ quan nọ rồi lăng mạ các nhân viên thừa hành công vụ…

“Ngáo quyền” có vẻ cũng là bệnh dịch, dễ lây lan như vi rút gây nên bệnh Covid-19. Thuốc đặc trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 có thể chưa sớm tìm ra, nhưng biệt dược chữa bệnh “ngáo quyền” thì sẵn có. Hãy cứ dùng công cụ pháp luật mà xử lý, kể cả xử lý hình sự, những kẻ “ngáo quyền” xem thường nhân viên công vụ, xem thường những quy định về phòng chống dịch, không cần biết “ông là ai”. Thậm chí, với những người có trình độ, chức vụ, là cán bộ khi “ngáo quyền” lại càng phải xử lý nghiêm hơn để làm gương. Khi đó, chắc chắn bệnh “ngáo quyền” sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Theo Tường Vy (NTO)
 

Có thể bạn quan tâm

Vì một nền thương mại sạch

Vì một nền thương mại sạch

Lực lượng chức năng triệt phá các đường dây buôn lậu, kinh doanh hàng gian hàng giả với quy mô lớn; hàng loạt vụ vứt bỏ hàng hóa nghi hàng gian, hàng giả; nhiều người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội sa lưới luật pháp vì trốn thuế, kinh doanh hàng kém chất lượng…

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

(GLO)-Đó là câu hỏi mà Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra tại buổi làm việc với Đảng ủy MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vào sáng 23-6 khi có một bộ phận cán bộ băn khoăn, day dứt vì thực hiện sắp xếp các tổ chức Mặt trận, đoàn thể nói riêng và sắp xếp, sáp nhập bộ máy hệ thống chính trị nói chung.

Học kỹ, thi thật!

Học kỹ, thi thật!

Việc chuyển giao toàn bộ quy trình sát hạch, cấp, đổi bằng lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, cụ thể là giao cho lực lượng CSGT đảm nhận, đánh dấu một bước ngoặt trong công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông tại VN.

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Hướng đến mục tiêu kép

Hướng đến mục tiêu kép

Tin tưởng, nhưng không ít trăn trở, âu lo là thông điệp được gửi gắm trong phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội vào hôm qua 17-6.

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ngày 16-6-2025 là một ngày rất đặc biệt đối với ngành giáo dục vì Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật Nhà giáo. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với ngành giáo dục.

null