Tránh 'vết xe đổ' trong thu hút người tài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vậy là đề án “Một số cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và thu hút, trọng dụng người có tài năng công tác trong khu vực công đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” vẫn chưa được trình Thành ủy Đà Nẵng như dự kiến vào tháng 12.2021.

Bởi qua tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhiều vấn đề về trọng dụng người tài cần phải được làm rõ cũng như bổ sung các cơ chế để thực sự có hiệu quả.

Có thể nói, đây là lần đầu tiên việc trọng dụng người tài được UBND TP.Đà Nẵng thẳng thắn đặt ra ngay từ tên gọi của đề án. Trước đó, Đà Nẵng từng có những cơ chế hút người tài (còn gọi là Đề án 922), nhưng tên gọi chỉ dừng lại ở “phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”. Đề án này đã kết thúc sau khoảng 15 năm thực hiện sứ mệnh đào tạo người tài, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, để lại bài học kinh nghiệm nếu TP.Đà Nẵng tiếp tục cơ chế trọng dụng người tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Tôi còn nhớ, ngày 2.6.2018, lần đầu tiên TP.Đà Nẵng tổ chức đối thoại với hàng trăm học viên thuộc Đề án 922. Lúc đó, theo thống kê, ngoài 16 học viên giữ chức vụ phó giám đốc cấp sở hoặc tương đương trở lên thì có đến 93/616 học viên xin… rút khỏi đề án. Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng thời điểm đó là ông Huỳnh Đức Thơ đã nhìn nhận, có nhiều người tài chưa nhận được sự hỗ trợ của cấp trên, có những nơi bố trí công tác không phù hợp, có tình trạng thi cử không công bằng... Ông Thơ cho rằng nhân tài là người trẻ từ kiến thức đến tâm hồn. Do đó, một động thái có sự bất công, thiên vị, không minh bạch thì lập tức môi trường làm việc sẽ bị vẩn đục. Người tài nhiều khi không cần tiền nhiều, không cần vị trí cao, nhưng cần minh bạch.

Tôi tâm đắc với ý kiến của ông Bùi Văn Tiếng, nguyên Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng, rằng người tài rất cần được tạo điều kiện cho lao động sáng tạo, cho tư duy đổi mới. Họ cần không gian công vụ mà cấp trên thì biết lắng nghe, thực sự cầu thị và trọng thị; đồng cấp thì hợp tác, cùng nhau hướng về đại cuộc. Đó mới chính là chính sách đãi ngộ hấp dẫn nhất, đắt giá nhất để chìa tay đón được người tài và giữ chân được người tài. 15% người tài rút khỏi Đề án 922 là con số rất đáng suy ngẫm. Để tránh “vết xe đổ” đó, cơ chế thu hút người tài phải thật sự trọng tài.

 

Theo HOÀNG SƠN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm với cơ sở

Trách nhiệm với cơ sở

Nhiều cán bộ công an cấp phòng, cấp huyện xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho Đề án “Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Là năm tăng tốc, về đích trong thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) và khởi động cho giai đoạn phát triển mới của đất nước, thế nên tết năm 2025 đã diễn ra hết sức đặc biệt.