'Trái tim vàng' trên ảnh X-quang của bé gái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hình trái tim trên ảnh chụp X-quang thực quản của một bé gái ba tuổi trông như được vẽ thêm vào, thực ra là mặt dây chuyền.

Theo Live Science, bức ảnh này được công bố mới đây trên tạp chí y học New England. Các bác sĩ tại Đại học California (Mỹ) cho biết bé gái ba tuổi được đưa vào phòng cấp cứu sau khi nuốt phải mặt dây chuyền màu vàng. Vì vậy, nhóm tác giả đặt tên ca bệnh là "trái tim vàng".

 

Ảnh chụp X-quang của em bé ba tuổi. Ảnh: NEJM.
Ảnh chụp X-quang của em bé ba tuổi. Ảnh: NEJM.


 Qua ảnh chụp X-quang, đội ngũ y tế xác định dị vật hình trái tim mắc kẹt trong thực quản bệnh nhi. Do mặt dây chuyền nằm yên một chỗ, các bác sĩ nội soi lấy nó ra cơ thể bé gái mà không cần phẫu thuật. Hiện bệnh nhi đã hồi phục và trở về nhà.

Trẻ mới biết đi có xu hướng cho mọi thứ vào miệng và đôi khi nuốt chúng. Các vật phẩm tiềm tàng nguy hiểm như đồ sắc nhọn và pin nhỏ có thể làm rách hoặc đốt thực quản nếu trẻ nuốt phải. Những dị vật mắc kẹt hơn 24 tiếng đòi hỏi phải can thiệp.

Trường hợp nuốt phải dị vật không gây nguy hiểm lập tức, trẻ có thể được theo dõi trong khoảng thời gian nhất định để "dị vật trôi xuống một cách tự nhiên".

Minh Nhật (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Những ai cần tránh ăn bắp?

Những ai cần tránh ăn bắp?

Bắp là loại thực vật rất giàu dinh dưỡng. Trong bắp không chỉ chứa hàm lượng chất xơ dồi dào mà còn có cả vitamin B1, B9, C, magie, lutein và zeaxanthin. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng ta cần tránh ăn bắp.
Vì sao đột quỵ não ở người trẻ gia tăng?

Vì sao đột quỵ não ở người trẻ gia tăng?

Mặc dù trước đây đột quỵ thường được xem là bệnh lý của người cao tuổi nhưng những năm gần đây tần suất mắc bệnh ở người trẻ từ 18-45 tuổi tăng lên đáng kể. Năm 2022 có đến 16% người bị đột quỵ trong độ tuổi 15-49.