Trách nhiệm cơ quan đầu ngành

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tình trạng di tích bị xâm hại liên tục diễn ra suốt thời gian qua, trên nhiều địa phương, với nhiều hình thức, quy mô, mức độ khác nhau; trong đó có không ít di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt khiến công luận bức xúc.

Chúng tôi rất muốn tìm câu trả lời bằng một cuộc phỏng vấn với người đứng đầu cơ quan quản lý chuyên ngành - Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) nhưng xem ra có vẻ khó khăn vì cơ quan này từ chối trả lời phỏng vấn. Muốn được trả lời bằng văn bản, cơ quan báo chí phải gửi câu hỏi trước, chờ được lãnh đạo cục đồng ý cho phép trả lời, các bộ phận tham mưu mới soạn văn bản trả lời. Thường phải mất rất nhiều thời gian cơ quan báo chí mới nhận được văn bản trả lời và nội dung trả lời cũng chỉ chung chung dựa trên các quy định của pháp luật.

Liệu Cục Di sản văn hóa có xót xa trước thực trạng di tích, đặc biệt là di tích cấp quốc gia bị xâm hại, tàn phá do con người mỗi lúc một nhiều hơn không? Chúng tôi nghĩ là có. Những ai quan tâm và hiểu biết chút ít về giá trị di sản của cha ông để lại đều đau lòng. Nhưng tại sao cơ quan quản lý đầu ngành cứ để tình trạng này tái diễn hết năm này qua tháng nọ, hết địa phương này đến địa phương khác, hết di tích này đến di tích kia mà không có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng di tích bị xâm hại nghiêm trọng trong thời gian qua đã được thanh tra Bộ VH-TT-DL chỉ rõ là hầu hết các vụ tôn tạo "chui", khi chính quyền sở tại phát hiện, đình chỉ, di tích đã bị phá hỏng các kiến trúc cổ…; phần lớn các di tích được trùng tu bằng nhiều nguồn vốn khác nhau nên khó kiểm soát; quy trình thủ tục triển khai không bảo đảm; nhiều dự án, thiết kế được lập bởi các tổ chức, cá nhân không có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn di sản...

Mặc dù Luật Di sản văn hóa quy định UBND các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, theo phân cấp của Chính phủ nhưng luật này cũng quy định Bộ VH-TT-DL chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Những quy định về quản lý nhà nước trong Luật Di sản văn hóa còn bao gồm: Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa... Hơn ai hết, Cục Di sản văn hóa cần nhận lãnh trách nhiệm thực hiện tốt những nội dung quy định này, nhất là khi công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở nhiều địa phương luôn "có vấn đề" (Báo Người Lao Động đã phản ánh trong loạt bài "Di tích cấp quốc gia kêu cứu khắp nơi", số ra từ ngày 28-3). Cố tình xâm hại di tích cũng có nhưng phần lớn là do thiếu hiểu biết về giá trị di sản, về pháp luật và chuyên môn trùng tu di tích dẫn đến phá hoại.

Cục Di sản văn hóa không thể cứ tiếp tục để số phận di tích được quyết định bởi những người vô cảm, thiếu hiểu biết và vô trách nhiệm ở nhiều địa phương mà không có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Mỗi di tích bị hủy hoại, xâm hại không chỉ là trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp mà có phần trách nhiệm lớn của cơ quan quản lý đầu ngành.

Theo Ân Thông (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyến thăm lịch sử

Chuyến thăm lịch sử

Quan hệ Việt Nam - Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro đặt nền móng, là mối tình hữu nghị đặc biệt, thủy chung, trong sáng, hiếm có, “là một biểu tượng thời đại” trong quan hệ quốc tế.
Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Trường học không điện thoại di động

Trường học không điện thoại di động

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.
Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Đứng lên sau thảm họa Yagi

Đứng lên sau thảm họa Yagi

(GLO)- Phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc để nhanh chóng ổn định đời sống người dân; đồng thời triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của năm 2024.

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?