Trả ơn cuộc đời qua "Vòng tròn kết nối"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
"Nếu đi một mình sẽ khó đi lâu dài và không thể giúp được nhiều người. Nhưng khi tất cả cùng chung tay, hiệu quả sẽ lớn hơn nhiều, niềm hạnh phúc cũng lan tỏa mạnh mẽ hơn" - Nguyễn Đức Thùy Anh nói.

Những ngày cuối tháng 5-2023, Nguyễn Đức Thùy Anh, sinh năm 1983, sáng lập chương trình thiện nguyện "Vòng tròn kết nối", hồ hởi khoe đã gom đủ 30,6 triệu đồng để mua một chiếc xe máy 3 bánh và 3 chiếc mũ bảo hiểm cho gia đình 3 người của một ông bố trẻ bị khuyết tật ở chân, ngụ ở Hướng Hóa, Quảng Trị.

"Vậy là từ nay em ấy có thể chở vợ con, chở phân bón thuê cho người ta bằng xe máy, kiếm thêm thu nhập lo cho gia đình rồi. Vùng cao đường sá có thể gập ghềnh nhưng chắc gia đình em sẽ vững vàng đi qua khó khăn nhờ chiếc xe quý giá này. Tôi thật sự biết ơn sự chung tay của các thành viên "Vòng tròn kết nối" rất nhiều" - Thùy Anh tâm sự.

Ông bố trẻ bị khuyết tật ở chân hằng ngày chở những bao phân nặng 30 kg bằng xe đạp sẽ có chiếc xe máy thay thế. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Ông bố trẻ bị khuyết tật ở chân hằng ngày chở những bao phân nặng 30 kg bằng xe đạp sẽ có chiếc xe máy thay thế. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Chắt chiu, thu vén làm thiện nguyện

Ông bố trẻ trong câu chuyện trên chỉ là một trong rất nhiều hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Quảng Trị đã được chương trình "Vòng tròn kết nối" chung tay góp sức và đến tận nơi để hỗ trợ. Khởi động từ tháng 6-2019, đến nay "Vòng tròn kết nối" đã hỗ trợ sửa chữa 50 căn nhà, hỗ trợ học bổng cho 20 học sinh nghèo khó khăn, đóng bảo hiểm y tế cho 20 gia đình, hỗ trợ con giống cho 30 hộ nghèo... Những con số thoạt nghe có vẻ khiêm tốn nhưng đều được chắt chiu, thu vén từ nhiều nguồn tài chính và công sức của các thành viên.

Thùy Anh cho biết "Vòng tròn kết nối" được lấy ý tưởng từ mô hình Giving Circle rất nổi tiếng ở các nước phát triển. Hiểu một cách đơn giản, đây là một hình thức từ thiện được thành lập tự nguyện bởi một nhóm cá nhân để quyên góp tiền hoặc thời gian của họ cho các tổ chức từ thiện hoặc dự án cộng đồng.

"Với "Vòng tròn kết nối", chúng tôi lập một nhóm Facebook và các thành viên ban đầu đều là bạn bè của nhau. Mỗi thành viên sẽ đóng góp một số tiền nhất định, ví dụ 1 triệu đồng/năm, sau đó chọn lựa dự án tình nguyện để thực hiện. Nếu làm cá nhân, 1 triệu đồng chỉ là con số bé nhỏ, ai kêu gọi ở đâu thì mình đóng góp ở đó. Nhưng nếu làm theo nhóm, giả sử có 100 thành viên, mỗi năm chúng tôi sẽ có 100 triệu đồng để thực hiện những dự án lớn lao hơn" - Thùy Anh nói.

Nguyễn Đức Thùy Anh, người sáng lập “Vòng tròn kết nối”

Nguyễn Đức Thùy Anh, người sáng lập “Vòng tròn kết nối”

Cũng theo Thùy Anh, "Vòng tròn kết nối" không giới hạn nhóm đối tượng thụ hưởng. Bất kỳ hoàn cảnh nào gặp khó khăn và nằm trong khả năng giúp đỡ của chương trình, các thành viên đều xem xét hỗ trợ. Nhóm có một số nguyên tắc nhất định trong quá trình thực hiện, như minh bạch tài chính; phải đến tận nơi xác minh thông tin và hỗ trợ trực tiếp, tận tay; bảo đảm số tiền được trao đúng mục đích, dù là số tiền rất nhỏ...

Chọn lựa đáp đền tiếp nối

Khi được hỏi vì sao địa bàn hỗ trợ chủ yếu của "Vòng tròn kết nối" là ở Quảng Trị, Thùy Anh cho biết quê cô rất nghèo, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai. Cứ sau mỗi mùa bão lũ, nhiều người dân lại mất trắng tài sản, nhà cửa... và phải làm lại từ đầu.

Vì vậy, cô rất mong với chút ít hỗ trợ từ hoạt động từ thiện, cuộc sống của người dân nơi đây có thể vơi đi phần nào nhọc nhằn. Cũng ở Quảng Trị, Thùy Anh có các bạn trẻ hỗ trợ đắc lực trong việc đi tìm và xác minh các hoàn cảnh khó khăn ở những vùng sâu, vùng xa ít người biết đến, nên tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức, đồng thời hạn chế tối đa những sai sót hoặc rủi ro trong quá trình thiện nguyện.

Dù "Vòng tròn kết nối" chỉ mới hoạt động được 3 năm nhưng hành trình thiện nguyện của Thùy Anh thì dài hơn thế rất nhiều. Cô là một trong những đồng sáng lập kiêm Giám đốc chương trình của Vietseeds Foundation - một tổ chức phi lợi nhuận chuyên tìm kiếm và cấp học bổng cho những sinh viên xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn nhưng đầy khát khao thay đổi. Ngoài các dự án thiện nguyện dài hơi, cô còn rất nổi tiếng với các dự án thiện nguyện ngắn hạn của mình, như dự án Help A Teacher - hỗ trợ giáo viên mầm non thất nghiệp trong mùa dịch COVID-19.

Từ một cô sinh viên độc thân và năng nổ, đến khi trở thành bà mẹ 2 con bận rộn với công việc toàn thời gian trong mảng tài chính ở một công ty thương mại điện tử, hành trình thiện nguyện của Thùy Anh chưa bao giờ dừng lại.

"Chọn lựa đáp đền tiếp nối là điều mà bản năng mách bảo tôi phải làm. Năm 2001, tôi vào đại học và hoàn thành 4 năm đại học bằng học bổng được tài trợ bởi một người hoàn toàn xa lạ. Trong suốt hành trình đi học và lập nghiệp ở TP HCM, tôi luôn thấy mình may mắn vì nhận được rất nhiều hỗ trợ từ những người không quen biết. Những người giúp đỡ tôi, họ chẳng mưu cầu tôi trả lại gì cho họ cả, vì vậy tôi cần phải trả ơn lại cuộc đời này như một cách hồi báo cho những gì mình đã nhận được" - Thùy Anh tâm sự.

Góp gió thành bão

Thùy Anh cũng chia sẻ thêm rằng ý tưởng "Vòng tròn kết nối" rất dễ thực hiện, chỉ cần một ai đó dũng cảm dấn thân. Cứ ở đâu có một nhóm bạn sẵn lòng cùng nhau làm việc tốt, ở đó sẽ xuất hiện một vòng tròn kết nối. Số tiền đóng góp nhỏ nhất Thùy Anh từng nhận được là 50.000 đồng từ một bạn sinh viên nhưng vô cùng trân quý.

"Tất cả chỉ là góp gió thành bão, gom nhiều số tiền nhỏ để tạo nên sức mạnh tập thể. Hành trình thiện nguyện gần 20 năm qua đã dạy tôi rằng nếu đi một mình sẽ khó đi lâu dài và không thể giúp được nhiều người. Nhưng khi tất cả cùng chung tay, hiệu quả sẽ lớn hơn nhiều, sự tử tế và niềm hạnh phúc cũng từ đó mà lan tỏa mạnh mẽ hơn" - Thùy Anh nói.

Chắc chắn ngoài kia vẫn còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn nhưng chưa được cơ quan báo chí - truyền thông biết đến, cũng không có nhà hảo tâm nào ghé thăm hay hỗ trợ để giúp họ qua cảnh ngặt nghèo. Nếu có những nhóm hoạt động như "Vòng tròn kết nối" ở gần những cộng đồng dân cư này, sẽ có thêm nhiều hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ.

"Mong ước lớn nhất của tôi là sẽ có thật nhiều những "Vòng tròn kết nối" ở khắp mọi nơi, để những cụ già có thêm mái nhà che nắng che mưa, những em bé được đến trường, những gia đình nghèo có bữa ăn no... Chỉ cần được vậy là tôi mãn nguyện rồi" - Thùy Anh tâm sự trong ánh mắt lấp lánh niềm hy vọng. Tôi tin, những điều tốt đẹp luôn có sức lan tỏa mạnh mẽ như những hạt giống lành và chắc chắn mong ước của Thùy Anh về thật nhiều "Vòng tròn kết nối" ở khắp mọi nơi sẽ sớm thành hiện thực.

Những hoàn cảnh nhóm thường giúp đỡ là các cụ già neo đơn; nhà có trẻ nhỏ hoặc đông con; những gia đình có thu nhập bấp bênh, thậm chí gần như không có thu nhập... Số tiền quỹ gom góp đủ để hỗ trợ nhiều hoàn cảnh ở các tỉnh, thành khác nhau, trong đó phần lớn là trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - quê hương của người sáng lập Thùy Anh.

Quỹ thường hỗ trợ các hộ nghèo sửa chữa nhà sau mùa bão lũ, tặng con giống cho những hộ gia đình bị lũ lụt cuốn trôi vật nuôi, hỗ trợ chi phí bảo hiểm y tế, cấp học bổng, khoan giếng, đặt máy bơm... Trong mùa dịch COVID-19, “Vòng tròn kết nối” còn tặng những phần ăn dinh dưỡng tiếp sức cho các y - bác sĩ và gửi tặng nhu yếu phẩm đến các gia đình khó khăn trên địa bàn TP HCM.

“Vòng tròn kết nối” gửi tặng con giống đến những gia đình bị cuốn sạch vật nuôi sau bão lũ. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

“Vòng tròn kết nối” gửi tặng con giống đến những gia đình bị cuốn sạch vật nuôi sau bão lũ. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.