Trả nợ rừng xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tặng sâm Ngọc Linh là cách để người Xê Đăng truyền tai nhau về trách nhiệm bảo vệ rừng.

Từ "bài thuốc giấu" của đồng bào Xê Đăng, sâm Ngọc Linh ở huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) đã có hành trình bước ra khỏi đại ngàn Trường Sơn một cách ngoạn mục để trở thành quốc bảo VN.

Nhờ sở hữu "báu vật" trên đỉnh Ngọc Linh, nhiều người dân đã vươn lên thoát nghèo, nhiều người giờ trở thành tỉ phú.

Với suy nghĩ "chia bớt gia tài để cùng làm giàu", thời gian qua, những người có thu nhập lớn nhờ sâm đã sẵn lòng tặng sâm giống Ngọc Linh cho những hộ khó khăn hơn. Người viết đã tìm được một nhân vật điển hình như thế, đó là anh Hồ Văn Dấu, Bí thư Đoàn xã Trà Linh.

Từ năm 2019, anh Dấu đã tính đến chuyện tặng cây sâm giống Ngọc Linh cho thanh niên cũng như người dân nghèo trong thôn. Kể từ đó, có tổng cộng gần 500 gốc sâm giống đã được chia cho hộ thanh niên khó khăn, hộ mới tách ở riêng, trường hợp ốm đau, bệnh tật... để góp phần cổ vũ tinh thần thoát nghèo. Hiện nay, việc tặng sâm không chỉ bó hẹp ở thôn 3 (nơi vợ chồng anh Dấu sinh sống) mà còn mở rộng dần sang các thôn lân cận. Hàng chục hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã thoát nghèo từ món quà thiết thực ấy.

Hồ Văn Dấu là người khởi xướng thành lập mô hình "Vườn sâm kết đoàn". Sau hơn 5 năm triển khai mô hình, vườn sâm tại các chi đoàn thôn huy động nhiều hộ thanh niên tham gia với phương châm ai có gốc góp gốc, có hạt góp hạt, có công góp công; góp bao nhiêu, sau khi thu hoạch chi đoàn sẽ hoàn vốn và lãi bấy nhiêu. Từ ý tưởng ban đầu của người bí thư Đoàn xã, đến nay mô hình "Vườn sâm kết đoàn" đã có gần 500 cây sâm Ngọc Linh từ 1 - 5 năm tuổi. Chính nhờ mô hình này, hàng trăm hộ thanh niên đã vươn lên thoát nghèo, tiếp tục tham gia và chia sẻ sâm giống vào "quỹ sâm"…

Tặng sâm Ngọc Linh là cách để người Xê Đăng truyền tai nhau về trách nhiệm bảo vệ rừng. Mỗi cây sâm được tặng, đồng nghĩa với một khoảnh rừng được bảo vệ. Họ tặng sâm cho trẻ nhỏ trong dịp sinh nhật, thôi nôi… cũng là cách giáo dục chúng về cách giữ rừng. Bởi, người Xê Đăng bao đời nay được mẹ rừng che chở, ban cho những sản vật quý hiếm. Vì vậy, bảo vệ và phục hồi rừng là cách họ trả nợ rừng xanh!

Theo Mạnh Cường (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.