Trả lại tôn nghiêm cho nghề giáo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày qua, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến sự việc 24 giáo viên Trường Mầm non Hoa Lan (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đak Nông) đồng lòng ký đơn tố cáo Hiệu trưởng Đỗ Thị Oanh với 20 nội dung có dấu hiệu sai phạm trong quản lý và quan hệ xã hội thiếu chuẩn mực nhà giáo.

Trong 10 nội dung mà UBND huyện Tuy Đức xác minh là đúng sự thật có sự việc bà Oanh đã điều giáo viên đi uống rượu bia trong và ngoài giờ hành chính tại các đơn vị như: Công ty TNHH một thành viên Nam Tây Nguyên; Đồn Biên phòng 11, 12; Ban Quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ; Chi cục Hải quan Cửa khẩu Bu Prăng... Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Ngọc Bình-Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Nam Tây Nguyên-cho biết: Công ty tổ chức sơ kết, tổng kết hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và cuối năm có mời bà Oanh tham dự. Trong năm 2021 mời khoảng 4-5 lần, năm 2022 mời khoảng 3 lần. Quá trình bà Oanh tham dự đều có đi cùng một số giáo viên trong trường, những giáo viên này ông Bình không biết tên. Về sự việc trên, UBND huyện Tuy Đức kết luận việc bà Oanh đi uống rượu và rủ giáo viên đi uống rượu, tiếp khách trong giờ hành chính là vi phạm Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 17-8-2013 của UBND tỉnh Đak Nông.

Còn nhớ, năm 2016, dư luận cũng từng “dậy sóng” khi UBND thị xã ở miền Trung có công văn điều động một số giáo viên đi làm lễ tân tại một liên hoan dân ca địa phương. Các giáo viên này phản ánh không chỉ làm lễ tân, họ còn phải đi cùng quan khách đến một nhà hàng để ăn uống, tiếp bia, rượu và hát hò. Thực tế, việc tự ý điều động giáo viên làm lễ tân, tiếp khách trong các sự kiện, cuộc gặp mặt vẫn thường diễn ra ở nhiều địa phương. Đặc biệt, những giáo viên có ngoại hình ưa nhìn, có năng khiếu văn nghệ, giao tiếp tốt và có khả năng uống rượu, bia thì mật độ “được phân công” lại càng dày hơn. Đa phần giáo viên đều cảm thấy rất phiền hà, không thực sự thoải mái khi bị điều động tham gia các hoạt động ngoài nhiệm vụ chuyên môn như vậy, song không phải ai cũng có đủ dũng cảm để từ chối hay nêu ý kiến. Hầu hết đều lẳng lặng phục tùng hoặc tìm cớ lẩn tránh.

Chưa bàn đến lĩnh vực công tác, việc điều động cấp dưới đi uống rượu, bia, tiếp khách là vi phạm quy chế làm việc, quy định không uống rượu, bia trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa của các ngày làm việc. Chiếu theo Luật Phòng-chống tác hại của rượu, bia, có 3 trường hợp mà cán bộ, công chức, viên chức không được uống rượu, bia gồm: trước, trong và khi nghỉ giữa giờ làm việc. Ngoài ra, các hành vi khác cũng bị nghiêm cấm như: xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định về uống rượu, bia trong thời gian làm việc sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Nghề giáo là một nghề cao quý, được cả xã hội tôn vinh, kính trọng. Vị trí của giáo viên là đứng trên bục giảng, truyền dạy kiến thức. Trong tổ chức, đoàn thể, họ cũng có nhiệm vụ tham gia hoạt động chuyên môn cũng như các phong trào. Dù làm bất cứ việc gì, trong vai trò là nhà giáo, họ luôn là những tấm gương mẫu mực cho học sinh nói riêng và cả xã hội nói chung noi theo. Vì vậy, việc phân công, điều động giáo viên đi tiếp khách vô tình làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín, lòng tự tôn của nhà giáo, khiến họ không còn nhận được sự tôn trọng xứng đáng từ xã hội. Đáng nói, vấn đề này từng được các nữ đại biểu Quốc hội chất vấn, tranh luận với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ngay tại nghị trường ngay sau khi xảy ra sự việc ở miền Trung. Tại đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng cho rằng, đó là việc rất không tốt, không chỉ với giáo viên mà với tất cả cán bộ, công nhân viên, đặc biệt là cán bộ nữ. Thế nhưng đến nay, việc điều nữ giáo viên đi tiếp khách vẫn như “chuyện thường ngày” ở nhiều địa phương.

 

 PHƯƠNG VI
 

Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.