TPHCM: 45 dự án giao thông phấn đấu hoàn thành trong năm 2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh, mở rộng đường Lương Định Của, cầu Mỹ Thủy 3, mở rộng đường Đồng Văn Cống, cầu vượt trước bến xe Miền Đông mới… là 4 trong 45 dự án mà TPHCM phấn đấu hoàn thành trong năm 2021 để giảm ùn tắc giao thông.

Cầu Mỹ Thủy 3 thuộc dự án nút giao thông Mỹ Thủy (thành phố Thủ Đức) chuẩn bị đưa vào sử dụng nhằm giảm áp lực ùn tắc cho khu vực cảng Cát Lái. Ảnh: Minh Quân
Cầu Mỹ Thủy 3 thuộc dự án nút giao thông Mỹ Thủy (thành phố Thủ Đức) chuẩn bị đưa vào sử dụng nhằm giảm áp lực ùn tắc cho khu vực cảng Cát Lái. Ảnh: Minh Quân
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM cho biết trong năm 2020 đã tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành 10 công trình phục vụ người dân đi lại thuận tiện hơn.
Trong đó, có nhiều dự án trọng điểm như xây dựng hầm chui An Sương (quận 12, huyện Hóc Môn), mở rộng đường Tô Ký (huyện Hóc Môn), xây cầu tạm An Phú Đông (nối quận 12 và quận Gò Vấp), cầu Phước Lộc (huyện Nhà Bè)...
Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM - cho biết năm 2021 sẽ cố gắng hoàn thành và đưa vào sử dụng 45 dự án, gói thầu như: Dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh); nhánh hầm HC2 thuộc dự án nút giao đường Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7),...

Dự án nâng cấp sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh đã đạt khoảng 70% khối lượng, dự kiến hoàn thành trước 30.4 năm nay. Ảnh: Minh Quân
Dự án nâng cấp sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh đã đạt khoảng 70% khối lượng, dự kiến hoàn thành trước 30.4 năm nay. Ảnh: Minh Quân
Đáng chú ý, nhiều dự án giao thông trên địa bàn Thành phố Thủ Đức cũng sẽ hoàn thành như: mở rộng đường Đồng Văn Cống; nâng cấp đường Lương Định Của; cầu Mỹ Thủy 3; toàn bộ gói thầu xây lắp số 3, hạng mục cầu số 3 (dự án xây dựng cầu vượt trước bến xe miền Đông mới).
Ngoài ra, trong năm 2021, Ban sẽ tập trung phát triển các dự án giao thông mới, trình phê duyệt và điều chỉnh 40 dự án, khởi công 17 gói thầu dự án.
Trong đó, chú trọng đến các công trình ở Thành phố Thủ Đức, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất như mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, cải tạo đường Cộng Hòa, dự án phát triển giao thông xanh TPHCM (tuyến BRT số 1).
TPHCM cũng đặt mục tiêu từ nay đến hết năm 2025 là phải khơi thông được hạ tầng giao thông ở các cửa ngõ phía Đông, phía Tây thành phố như: khép kín Vành đai 2, hoàn thành Vành đai 3, Vành đai 4, nâng cấp mở rộng quốc lộ 1, quốc lộ 13, quốc lộ 50, quốc lộ 22.
Song song đó, đẩy nhanh tiến độ các tuyến cao tốc từ TPHCM - Mộc Bài, Bến Lức - Long Thành.
Đây đều là những tuyến đường huyết mạch góp phần giải quyết ùn tắc giao thông ở TPHCM, kết nối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các khu vực lân cận.
Cũng theo ông Lương Minh Phúc, khó khăn lớn nhất làm chậm trễ tiến độ dự án vẫn là bồi thường giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, điều đáng mừng là Nghị quyết 27 được Chính phủ ban hành có điểm mới ưu tiên TPHCM thí điểm cơ chế giải phóng mặt bằng mới.
“Hy vọng với quy định mới này, TPHCM sẽ lập ra được quy trình giải phóng mặt bằng rút gọn thời gian, có mặt bằng sạch để thêm nhiều dự án có thể về đích" - ông Phúc nói.
MINH QUÂN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.