TP HCM: Phát hiện một trường hợp mắc amip 'ăn não' ở trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Do bệnh nhi có biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm diễn tiến xấu nhanh, các bác sỹ quyết định làm PCR đa tác nhân trong dịch não tủy và xác định được ký sinh trùng Naegleria fowleri trong dịch não tủy.
Khuẩn Naegleria fowleri. (Nguồn: vajiramandravi.com)

Khuẩn Naegleria fowleri. (Nguồn: vajiramandravi.com)

Ngày 31/5, theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đã tiếp nhận một bệnh nhi mắc bệnh amip “ăn não” trong tình trạng nguy kịch.

Đây là bệnh hiếm gặp nhưng lại gây tổn thương não nặng nề, nguy cơ tử vong hơn 95%.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ, bác sỹ Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Khoa Hồi sức Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, bệnh nhi 10 tháng tuổi nhập viện vào ngày thứ 3 của bệnh với các triệu chứng sốt cao, nôn ói nhiều và lừ đừ.

Trẻ có tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh trước đây. Sau nhập viện khoảng 8 giờ, trẻ bắt đầu lên cơn co giật toàn thân nhiều lần kèm rối loạn tri giác nên được đặt nội khí quản.

Sau đó, bệnh nhi hôn mê sâu, không đáp ứng với các kích thích, siêu âm não và chụp cắt lớp vi tính sọ não ghi nhận có dãn não thất cấp tính. Xét nghiệm nhiễm trùng tăng cao, dịch não tủy vàng đục… Các xét nghiệm nuôi cấy tác nhân thông thường trong máu và dịch não tủy đều âm tính.

Do bệnh nhi có biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm diễn tiến xấu nhanh, các bác sỹ đã quyết định làm PCR đa tác nhân trong dịch não tủy và xác định được ký sinh trùng Naegleria fowleri trong dịch não tủy với số lượng lớn.

Kết quả này sau đó đã được xác nhận lại bằng soi tươi phát hiện có amip “ăn não” trong mẫu dịch não tủy của bệnh nhi.

Bệnh nhi đang được điều trị tích cực với thở máy, dẫn lưu não thất ngoài để giảm áp lực nội sọ, chống phù não, kháng sinh phổ rộng và sử dụng các loại thuốc theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nhưng tình trạng vẫn đang rất nặng.

Theo bác sỹ Phùng Nguyễn Thế Nguyên, đây là bệnh hiếm, số trường hợp bệnh trên toàn thế giới vẫn còn rất ít.

Amip Naegleria fowleri là một ký sinh trùng đơn bào, thuộc lớp chân giả và là loài Naegleria duy nhất gây bệnh ở người.

Amip sống được ở nhiệt độ trên 30 độ C và chịu được nhiệt độ lên đến 45 độ C trong môi trường tự do, thường được tìm thấy trong các khu vực nước ngọt ấm, chẳng hạn như ao, hồ, sông, suối nước nóng, đất ẩm, chưa có bằng chứng ghi nhận ký sinh trùng có thể tồn tại trong môi trường nước biển. Amip xâm nhập vào não bộ của người thông qua niêm mạc đường mũi.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh thường không đặc hiệu và giống với các triệu chứng của viêm màng não do tác nhân vi khuẩn thông thường, do đó chẩn đoán bệnh ở giai đoạn đầu thường khó khăn và chậm trễ.

Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm nhức đầu, sốt, buồn nôn và nôn; tuy nhiên sau đó bệnh tiến triển nhanh chóng và hầu hết người mắc bệnh đều dẫn đến hôn mê và tử vong trong vòng 1 đến 18 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu.

Qua trường hợp trên, bác sỹ Nguyên khuyến cáo người dân nên sử dụng nguồn nước sạch, hạn chế sinh hoạt và tắm rửa ở những nơi có nguồn nước bẩn.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.