TP. HCM: Người dân tra cứu thông tin quy hoạch không cần ra phường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với việc UBND TP. HCM thiết lập phần mềm cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị qua mạng, người dân có thể sử dụng smartphone để tra cứu thông tin từng căn nhà, thửa đất mà không cần lên UBND phường, xã xin cung cấp thông tin như hiện nay.

Tại cuộc họp của UBND TP. HCM về kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm vừa diễn ra, Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa đã giao lãnh đạo Sở Quy hoạch và Kiến trúc đến tháng 12 tới phải hoàn thành phần mềm cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị qua mạng để áp dụng vào đầu năm tới.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Với phần mềm này, người dân có thể sử dụng smartphone (điện thoại thông minh) tra cứu các thông tin liên quan đến tình hình quy hoạch từng thửa đất, căn nhà, không cần đến trụ sở UBND phường xã xin cung cấp thông tin như hiện nay.

“Cơn sốt đất vừa qua là bài học cần rút kinh nghiệm của thành phố về công khai minh bạch thông tin. Cần nhanh chóng công khai cho người dân quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các kế hoạch sử dụng đất… từ cấp cơ sở, xã phường và cập nhật thường xuyên”, ông Khoa nói.

Theo phó chủ tịch UBND TP. HCM Trần Vĩnh Tuyến, TP. HCM đang hướng đến cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4, giảm dần số lượng người dân đến cơ quan công quyền giao dịch thủ công nhằm hạn chế tiếp xúc giữa công chức và người dân, góp phần giảm tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2016 do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố, TP. HCM giảm hai bậc trên bảng xếp hạng, từ hạng 6 (năm 2015) rớt xuống hạng 8. Có 5 chỉ số thành phần giảm điểm, gồm: Chỉ số minh bạch giảm từ 6,51 điểm xuống 6,50 điểm.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp (DN), TP. HCM còn hạn chế trong việc công khai minh bạch các tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước. Sự gắn kết giữa DN và cơ quan nhà nước chưa chặt chẽ. Các DN cho rằng việc cần có “mối quan hệ” và biết cách “thương lượng” với cơ quan nhà nước là cần thiết và quan trọng trong hoạt động kinh doanh.

Trong năm 2016, tính năng động của chính quyền địa phương giảm từ 4,19 điểm xuống còn 4,17 điểm. Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp TP. HCM luôn dẫn đầu trong các năm trước thì trong năm 2016 bị giảm điểm khá mạnh, từ 7 điểm năm 2015 xuống còn 6,82 điểm.

Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, có nhiều việc TP. HCM làm chưa tốt như quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, TPHCM đã phê duyệt xong, đã phủ kín nhưng doanh nghiệp, người dân vẫn phải đi xin, thậm chí là “chạy”. Vì vậy, Sở Quy hoạch Kiến trúc phải công khai toàn bộ quy hoạch cho doanh nghiệp và người dân.

Đáng lưu ý, việc tạo điều kiện cho người dân tra cứu thông tin quy hoạch qua điện thoại đã được tỉnh Đồng Nai triển khai từ năm 2016 với phần mềm DNAI.LIS. Đây là sản phẩm do Trung tâm công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai xây dựng phục vụ người dân hoàn toàn miễn phí.

Theo tienphong

Có thể bạn quan tâm

“Khoác áo mới” cho đô thị vào xuân

“Khoác áo mới” cho đô thị vào xuân

(GLO)- Tại khắp các địa phương trong tỉnh Gia Lai, công tác chỉnh trang đô thị đang được khẩn trương thực hiện, bảo đảm sáng-xanh-sạch-đẹp phục vụ Nhân dân vui xuân, đón Tết Nguyên đán 2025 và chào mừng đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Nhiều bạn trẻ đã đặt lịch chụp ảnh từ sớm để đón Tết Nguyên đán 2025 (ảnh nhân vật cung cấp).

Dịp Tết, nhiều dịch vụ “ăn nên làm ra”

(GLO)- Ngay từ đầu tháng Chạp, nhu cầu đăng ký, sử dụng các dịch vụ trong dịp Tết như chụp ảnh, dọn nhà, giặt ủi... của người dân tăng cao. Đây cũng là khoảng thời gian các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ này “ăn nên làm ra”.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.