Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Sống một lần mà sống mãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ phương xa, với tôi, bằng những dòng viết nhỏ, cũng là một cách xin được cúi đầu tiễn biệt, tưởng nhớ và tri ân trước một nhà lãnh đạo xuất sắc, trước một tấm lòng, một nhân cách lớn.

Dẫu biết rằng sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của mỗi đời người nhưng thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần vào lúc 13h38' ngày 19/7/2024 đã khiến bạn bè quốc tế, nhân dân cả nước ngậm ngùi, bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn. Từ phương xa, với tôi, bằng những dòng viết nhỏ, cũng là một cách xin được cúi đầu tiễn biệt, tưởng nhớ và tri ân trước một nhà lãnh đạo xuất sắc, trước một tấm lòng, một nhân cách lớn.

Quang cảnh buổi làm việc của Ban Bí thư với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum, ngày 13/8/2013 tại Hà Nội. Ảnh: NP

Quang cảnh buổi làm việc của Ban Bí thư với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum, ngày 13/8/2013 tại Hà Nội. Ảnh: NP

1. Tháng 8/2013, tôi may mắn được Báo Kon Tum cử theo Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Hà Nội để tham dự, đưa tin về buổi làm việc của Ban Bí thư với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh Kon Tum. Chủ trì buổi làm việc hôm đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Khỏi phải nói đến những cảm xúc đan xen của tôi - vừa lo lắng, vừa hồi hộp khi lần đầu tiên được tác nghiệp tại Văn phòng Trung ương Đảng, được gặp người đứng đầu Đảng ta và các đồng chí trong Ban Bí thư trong một không gian vừa trang trọng, vừa gần đến như vậy.

Nhưng, cảm giác hồi hộp, lo lắng đó đã trôi qua rất nhanh khi đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với hình ảnh rất quen thuộc: mái tóc bạc trắng, quần màu sẫm, áo cộc tay màu xám, nở nụ cười thân thiện bước vào phòng họp, rồi bước nhanh về phía dãy ghế đối diện – nơi các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đoàn công tác của tỉnh Kon Tum đang chuẩn bị gửi đến Tổng Bí thư, Ban Bí thư nhiều đề xuất, kiến nghị. Đồng chí Tổng Bí thư đã ân cần bắt tay, thăm hỏi từng đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các đồng chí tham gia trong đoàn công tác. Khi đến chỗ tôi - đứng ở cuối bàn, trên bàn ngay trước mặt là máy ảnh, là laptop, đồng chí bắt tay và hỏi thăm: “Cháu là nhà báo hả, từ Kon Tum ra phải không?”. Tôi trả lời: “Vâng ạ, cháu làm ở Báo Kon Tum”. Đồng chí liền ân cần: “Bác cũng từng làm báo đấy. Nhưng phụ nữ làm báo thì vất vả hơn, cố gắng lên cháu nhé”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum ngày 13/8/2013 tại Hà Nội. Ảnh: NP

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum ngày 13/8/2013 tại Hà Nội. Ảnh: NP

Buổi làm việc hôm đó kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ. Với phong thái điềm tĩnh, nho nhã, thân tình mà rất quyết liệt, thẳng thắn, những vấn đề mà đồng chí Hà Ban - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum báo cáo đều được đồng chí Tổng Bí thư trực tiếp trả lời và chỉ đạo các đồng chí trong Ban Bí thư, lãnh đạo các bộ, ngành giải đáp thấu đáo.

Kết luận buổi làm việc hôm đó, đồng chí khẳng định, Kon Tum có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực cũng như cả nước. Thời gian qua, Kon Tum đã có nhiều nỗ lực, phát triển khá nhanh và tương đối vững chắc, đây là sự cố gắng rất đáng khích lệ. Chặng đường phía trước còn nhiều thách thức, không thể chủ quan, Kon Tum cần tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, phát huy lợi thế, kết quả đạt được để bứt phá vươn lên.

Đồng chí nhấn mạnh, các kiến nghị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Kon Tum nêu tại buổi làm việc rất xác đáng, tâm huyết. Để giải quyết được những vấn đề này, trước hết, Kon Tum phải chủ động, năng động, không trông chờ ỷ lại, phát huy các nguồn lực của Trung ương; các bộ, ban, ngành Trung ương phải nêu cao trách nhiệm, quan tâm giải quyết các đề xuất. Về phía Ban Bí thư sẽ có kết luận, đôn đốc, nhắc nhở các Ban cán sự đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những vấn đề mà Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Kon Tum kiến nghị.

Sau buổi làm việc, Đoàn công tác tỉnh Kon Tum được Văn phòng Trung ương Đảng mời dùng cơm tối và trực tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón tiếp. Vì công việc, phải hoàn tất tin, bài để mail về cơ quan cho kịp số báo phát hành trong ngày mai, tôi và một đồng nghiệp nam công tác tại Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Kon Tum không tham dự được. Tối hôm đó, tôi được nghe các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy kể lại, Tổng Bí thư trong bữa cơm tối đã hỏi thăm hai cháu nhà báo từ trong Kon Tum ra sao không thấy đến dự ăn cơm tối cùng.

Câu chuyện hôm ấy, khiến tôi thật sự cảm động. Dù biết bao bộn bề lo toan việc Dân, việc Nước, nhưng đồng chí vẫn luôn dành sự quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh. Giản dị, ân cần trong cuộc sống; quyết liệt, thấu tình đạt lý trong giải quyết công việc, đó là cảm nhận chắc rằng không của riêng tôi trước một tấm lòng, một nhân cách lớn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí trong Ban Bí thư chụp ảnh lưu niệm với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, tháng 8/2013. Ảnh: NP

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí trong Ban Bí thư chụp ảnh lưu niệm với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, tháng 8/2013. Ảnh: NP

2. Thực hiện lời căn dặn của đồng chí, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum luôn phát huy truyền thống cách mạng, phát huy truyền thống đoàn kết, phát huy hiệu quả các nguồn lực, khơi gợi khát vọng vươn lên, tinh thần chủ động, sáng tạo để triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ. Năm 2023, Kon Tum đã vươn lên đứng đầu Tây Nguyên, đứng thứ 22 cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế (đạt 7,32%); đời sống người dân ngày càng nâng cao, hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người nâng lên 58,42 triệu đồng.

Đặc biệt, những vấn đề Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiến nghị tại buổi làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Hà Nội mà theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là rất xác đáng, là sự trăn trở, tâm huyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum trước những vấn đề kéo dài 2-3 nhiệm kỳ và rất đáng được quan tâm giải quyết đã được trực tiếp đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí trong Ban Bí thư chỉ đạo kịp thời và trở thành hiện thực. Kon Tum đã được ưu tiên và sớm bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến Quốc lộ 24, 14C, 14 (đường Hồ Chí Minh…) qua Kon Tum; chủ trương chia tách, thành lập huyện mới tại khu vực Nam Sa Thầy và đến năm 2015, huyện Ia H’Drai đã được thành lập; một số vướng mắc liên quan đến công trình thuỷ điện Thượng Kon Tum được giải quyết, trong đó đã được đầu tư nguồn lực triển khai xây dựng đập tràn qua sông Đăk Bla; Ban Bí thư đã chỉ đạo Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương quan tâm giải quyết một số cơ chế, chính sách để Kon Tum thực hiện tốt các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, đối ngoại phù hợp với đặc thù của tỉnh...

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư, của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhiều tuyến quốc lộ nối Kon Tum với các tỉnh, thành được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Ảnh: NP

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư, của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhiều tuyến quốc lộ nối Kon Tum với các tỉnh, thành được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Ảnh: NP

3. Ngay trong tối 19/7, sau chương trình thời sự, trực tiếp đón xem bộ phim tài liệu kéo dài một tiếng đồng hồ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát trên VTV1, tôi càng thấm hiểu hơn về đồng chí - một nhà lãnh đạo xuất sắc, một tấm lòng, một nhân cách vĩ đại, trọn đời vì Nước, vì Dân. Từ cô giáo dạy đồng chí ngày học Tiểu học, những bạn cùng học khoa Văn khóa 8 Đại học Tổng hợp Hà Nội, đến những người công tác những ngày đầu với đồng chí ở Tạp chí Cộng sản và những người công tác với đồng chí khi đồng chí giữ các cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tất cả đều chung cảm nhận về đồng chí - một người học trò, một người bạn, một người đồng nghiệp, một người lãnh đạo, một người đứng đầu Đảng ta luôn giản dị, khiêm nhường, chân thành, không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện.

Chung niềm tiếc thương vô hạn, trên địa bàn tỉnh, ngay khi biết tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, nhiều người đã bày tỏ tình cảm, lòng tiếc thương vô hạn, tri ân công lao của Tổng Bí thư bằng cách đổi hình ảnh đại diện cá nhân trên các trang mạng xã hội sang sắc đen, sang những hình hài Tổ quốc, sang hình ảnh Tổng Bí thư trong quá trình học tập, công tác, trích dẫn những câu nói mang tầm nhìn của thời đại của đồng chí hay những cụm từ “Người đốt lò vĩ đại”, “Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”…

80 năm tuổi đời, gần 57 năm tuổi Đảng, đồng chí một lòng vì Nước, vì Dân, một lòng đau đáu với niềm chung. Đó là phải làm sao để “nâng cao hơn nữa chất lượng, sức mạnh và tính chiến đấu của Đảng ta”, làm sao để “đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài tiếp tục phát huy cao độ truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường, khát vọng, trí tuệ và nhiệt huyết, chung sức đồng lòng vững bước trên con đường đổi mới, vì một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, phát triển cường thịnh”. Sâu sát cơ sở, gần dân, sát dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, không ngừng nghiên cứu, đúc kết thực tiễn, nâng tầm lý luận cho đến tận hơi thở cuối cùng, đồng chí đã hoàn thành nhiều việc lớn mà ý nghĩa của nó sẽ còn lại mãi mãi với sự nghiệp của Đảng và của dân tộc.

Còn riêng bản thân mình, mỗi khi thay lời tâm sự, đồng chí thường nhắc lại một vài câu trong tác phẩm nổi tiếng “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Nikolai Ostrovsky: “Cái quý giá nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, vì đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi hổ thẹn vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời – sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người mang lại hạnh phúc cho nhân dân”.

Đời người chỉ sống có một lần và những gì mà đồng chí đã làm, đã để lại sẽ còn sống mãi với Đảng ta, với đất nước ta, với dân tộc ta, sẽ được các thế hệ đi sau học tập, làm theo và tiếp nối.

Từ phương xa, cháu viết đôi dòng, xin cúi đầu vĩnh biệt bác (như cách xưng hô thân mật của bác), vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – vĩnh biệt một tấm lòng, một nhân cách lớn!

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.