Tỏi mọc mầm ăn được, kèm theo dấu hiệu này thì không

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tỏi là loại củ dễ mọc mầm nếu không bảo quản đúng cách. Vậy khi tỏi đã mọc mầm thì có còn an toàn để sử dụng?

Chuyên trang Eating Well cho hay nhiều người thường bỏ đi những củ tỏi mọc mầm vì lo ngại nguy cơ cho sức khỏe. Tuy nhiên các chuyên gia y tế cho hay chúng vẫn an toàn để ăn, chỉ có điều độ tươi ngon và mùi vị sẽ không còn được như lúc ban đầu.

Nhiều người thường bỏ đi những củ tỏi mọc mầm vì lo ngại nguy cơ cho sức khỏe. Ảnh: Shutterstock

Nhiều người thường bỏ đi những củ tỏi mọc mầm vì lo ngại nguy cơ cho sức khỏe. Ảnh: Shutterstock

Cụ thể, tỏi sẽ dễ mọc mầm khi để chúng ở nơi có nhiều độ ẩm và ánh sáng. Lúc này, những chồi xanh sẽ nhô ra khỏi củ để tạo thành cây. Do củ tỏi đã bị cây hút đi ít nhiều dinh dưỡng, nên vị nồng và độ giòn của chúng có thể giảm đi khá nhiều so với lúc đầu.

Ngoài ra, bản thân mầm tỏi cũng thường có vị đắng, do vậy bạn cần cân nhắc khi giữ lại phần này để chế biến món ăn.

Các chuyên gia cũng cảnh báo dù tỏi mọc mầm hoàn toàn có thể ăn được, tuy nhiên với tỏi bị mốc thì không. Ăn tỏi bị mốc có thể khiến bạn và gia đình bị ngộ độc. Vì hai hiện tượng này thường đi cùng nhau nên người nội trợ cần đặc biệt cẩn thận.

Nếu quan sát thấy bên ngoài củ tỏi - nhất là tỏi đã mọc mầm, có những vết bụi bất thường, đồng thời ruột tỏi cũng chuyển sang màu xanh lục thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy tỏi đã bị nấm mốc tấn công và bạn nên bỏ chúng đi.

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...