Tổ quốc nhìn từ biển: Cả nước vì Trường Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kiên gan bền chí nơi tuyến đầu sóng gió, hình ảnh những người lính nơi đảo xa và nhà giàn DK1 chắc tay súng quyết giữ vững chủ quyền từng tấc đảo, sải biển thiêng liêng của Tổ quốc khiến mọi người trong đoàn công tác rưng rưng và cảm phục. Phút chia tay, những tiếng hô như vỡ tung lồng ngực vang lên át cả tiếng sóng biển gầm gào: Cả nước vì Trường Sa! Trường Sa vì cả nước!

Kết nối nhịp đập yêu thương

Ngoài 47 kiều bào, trong đoàn công tác có nhiều đại biểu đến từ các cơ quan, đơn vị trong nước cùng tham gia hành trình lần thứ 10 tới Trường Sa của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Tất cả cùng gắn kết với nhau trong nhịp đập trái tim yêu thương dành cho những người ở tuyến đầu gian khó. Tại không gian rộng rãi ở Trường Sa lớn và Sinh Tồn Đông hay không gian nhỏ ở đảo chìm Len Đao, Đá Tây B và nhà giàn DK1/16 Phúc Tần, các chương trình giao lưu văn nghệ luôn khiến quân dân và các đại biểu “cháy” hết mình trong những giai điệu hào hùng và sâu lắng về biển đảo.

Tổ quốc nhìn từ biển: Cả nước vì Trường Sa ảnh 1

Chiến sĩ Trường Sa và đại biểu đoàn công tác số 4 giao lưu văn nghệ. Ảnh: Nguyễn Minh

Nhập ngũ đầu năm 2022, chiến sĩ Nguyễn Hữu Thắng (SN 1998, quê Bình Định) ra đảo Sinh Tồn Đông nhận nhiệm vụ vào tháng 12/2022 và sẽ quyết tâm gắn bó lâu dài với màu áo Hải quân. Sau khi cùng đồng đội gửi tặng đoàn công tác bài hát “Khúc quân ca Trường Sa” với giai điệu hùng tráng, Thắng chia sẻ: “Nhận được tin có đoàn kiều bào và các đại biểu ra thăm đảo trước đó 10 ngày, chỉ huy đảo và chiến sĩ chúng tôi rất vui và háo hức chuẩn bị để tham gia giao lưu. Ngày hôm nay sẽ là kỷ niệm đặc biệt trong cuộc đời quân ngũ của tôi”.

Thượng tá Nguyễn Công Chính - Chính trị viên đảo Trường Sa lớn khẳng định: Kiều bào ở nước ngoài là một phần không thể tách rời của nhân dân Việt Nam. Nhiều năm qua, các đoàn kiều bào đã có nhiều hoạt động hướng về quần đảo Trường Sa. Đây là nguồn động viên to lớn đối với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo, giúp chúng tôi yên tâm hơn, vững vàng hơn, luôn chắc tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Trong số 14 cán bộ, giảng viên, ca sĩ, nhạc công Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật T.Ư lần đầu tới thăm Trường Sa, chị Đỗ Hương Giang - Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa piano và thanh nhạc cho biết đã từng biểu diễn phục vụ bộ đội nhiều lần, nhưng đây là chuyến đi biểu diễn phục vụ bộ đội Trường Sa đầu tiên của chị. Đây không chỉ là chuyến đi công tác mà còn là chuyến hành trình kết nối giữa đất liền với hải đảo, kết nối kiều bào với đồng bào trong nước.

“Được đón bình minh giữa điệp trùng sóng nước, được gặp gỡ, tri ân những người lính đảo và kết giao với đồng bào đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, chuyến đi này chính là mối nhân duyên của đoàn đại biểu nhà trường và cá nhân tôi. Khoảng thời gian này cũng giúp tôi sống chậm lại để cảm nhận được những giá trị của cuộc sống và đặc biệt hơn cả là tình yêu đối với biển đảo của Tổ quốc chúng ta. Trường Sa đã và sẽ mãi là một thước phim đáng nhớ trong cuộc đời tôi và những người đồng hành trên chuyến tàu kết nối ấy”, chị Giang nói.

Tổ quốc nhìn từ biển: Cả nước vì Trường Sa ảnh 2

Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn (ngoài cùng bên trái) trao đổi với lãnh đạo Quân chủng Hải quân và Vùng 4 Hải quân sau khi kết thúc hành trình lần thứ 10 đưa kiều bào ra thăm Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Minh

Năm nay 68 tuổi, nhưng kiều bào Thái Lan là bà Hoàng Thị Lai luôn khiến mọi người bất ngờ bởi sự nhiệt huyết trong các chương trình văn nghệ với những tiết mục hát, múa duyên dáng. Bà Lai nói: “Chuyến đi thăm Trường Sa là trải nghiệm quý giá trong cuộc đời tôi. Những hình ảnh về biển đảo, về quân và dân ở Trường Sa sẽ là những câu chuyện cảm động ý nghĩa mà tôi sẽ kể lại với con cháu khi trở về Thái Lan. Cùng với kiều bào ở các nước, kiều bào Thái Lan luôn một lòng hướng về đất Mẹ”.

Lời hứa thiêng liêng

Trung tá Nguyễn Văn Khol - Chính trị viên nhà giàn DK1/16 Phúc Tần kể: Thực hiện nhiệm vụ ở nhà giàn luôn là thử thách và là cơ hội rèn luyện bản lĩnh đối với mỗi người lính Hải quân. Nhu yếu phẩm cấp cho nhà giàn từ hai đến ba tháng mới có một chuyến, điều kiện khó khăn nên anh em phải cố gắng tăng cường trồng rau xanh, chăn nuôi lợn, gà, vịt hoặc câu cá dưới biển để cải thiện bữa ăn. Mỗi khi có đoàn công tác tới thăm, nhà giàn lại “vui như Tết” vì tàu chở các đoàn đại biểu ra được tới nhà giàn thường rất khó khăn.

Theo Trung tá Khol, đoàn công tác số 4 đã mang hơi ấm đất liền đến với anh cùng các đồng đội. Không chỉ là những món quà vật chất mà quan trọng hơn cả là món quà tinh thần, để các anh cảm nhận rõ hơn tình cảm của kiều bào và các đại biểu trong nước, thêm niềm tin chắc tay súng tại những “chòi canh chủ quyền” đặc biệt trên thềm lục địa phía Nam.

“Cũng như những đồng đội đóng quân trên các đảo, lính nhà giàn chúng tôi rất mong kiều bào ta ở nước ngoài luôn quan tâm theo dõi, động viên, chia sẻ và tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về truyền thống của nhà giàn và lòng nhiệt huyết, sự quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ. Chúng tôi xin hứa với đồng bào mình, bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn phức tạp nào, chúng tôi càng nêu cao quyết tâm đứng vững trên thềm lục địa của Tổ quốc”, Trung tá Khol khẳng định.

Thời khắc chia tay tiễn các đoàn công tác ở quần đảo Trường Sa luôn để lại những cảm xúc rưng rưng cao độ. Trên cầu cảng đảo Trường Sa lớn vào đêm đoàn công tác số 4 rời đi, không gian và thời gian dường như bất động khi quân dân trên đảo đứng thành hai hàng dài nghiêm ngắn, chỉnh tề đối diện với mạn phải tàu 571. Sau khi Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Hùng - Phó Tham mưu trưởng Hải quân (trưởng đoàn công tác) thay mặt đoàn cảm ơn và chúc sức khỏe quân dân Trường Sa thì bài hát “Vì nhân dân quên mình” và nhiều bài hát cách mạng được cất lên hùng tráng từ những người đang giữ đảo và cả đại biểu trên tàu cùng hưởng ứng.

Khi kíp điều khiển tàu 571 kéo những hồi còi báo hiệu rời cảng, không ai bảo ai, tất cả đại biểu đều ùa ra sát lan can tàu cùng hô vang: Cả nước vì Trường Sa! Lập tức, hai hàng quân dân cũng hô vang đáp lời: Trường Sa vì Tổ quốc! Cứ thế, những tiếng tiếng hô vang động khắp cầu cảng nối nhau không ngừng cùng những cánh tay vẫy mải miết cho tới khi những người trên đảo và trên tàu đều mờ dần khỏi tầm mắt…

Nhớ lại khoảnh khắc này, chị Nguyễn Thị Lan Hương (kiều bào Hà Lan) vẫn chưa thôi rưng rưng: “Tôi cùng mọi người đã hát, đã hô khản đặc trong khi nước mắt cứ tuôn rơi. Thời khắc ấy, dòng máu đồng bào Việt Nam trong tôi đã hòa nhịp cùng trái tim của quân dân huyện đảo Trường Sa, xúc động vô cùng”.

Trao đổi với PV Tiền Phong, Chuẩn đô đốc Phạm Văn Hùng cho biết, trong tình hình hiện nay, cuộc đấu tranh về chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn, phức tạp. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực, cố gắng, khắc phục khó khăn, sẵn sàng chiến đấu hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam, rất cần sự quan tâm, động viên, giúp đỡ kịp thời từ trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp và các kiều bào ta ở nước ngoài…(còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null