Tỉnh Kon Tum lắp thêm 3 trạm quan trắc động đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Động đất liên tục xảy ra, tỉnh Kon Tum lắp đặt mới 3 trạm quan trắc cảnh báo động đất tại thủy điện Thượng Kon Tum.
Thủy điện Thượng Kon Tum vừa lắp đặt xong 3 trạm quan trắc cảnh báo động đất, qua đó, giúp việc cảnh báo động đất được sớm và chính xác hơn.
Lắp đặt thêm 3 trạm quan trắc cảnh báo động đất tại thủy điện Thượng Kon Tum (tỉnh Kon Tum)
Lắp đặt thêm 3 trạm quan trắc cảnh báo động đất tại thủy điện Thượng Kon Tum (tỉnh Kon Tum)
Ngày 10-6, Sở Công thương tỉnh Kon Tum cho biết, Thủy điện Thượng Kon Tum đã hoàn thành lắp đặt mới 3 trạm quan trắc cảnh báo động đất, nâng tổng số trạm quan trắc thuộc khu vực hoạt động của thủy điện này lên 6 trạm.
Việc lắp đặt thêm các trạm quan trắc có vai trò quan trọng trong việc cảnh báo sớm nguy cơ động đất xảy ra. Qua đó, giúp chính quyền địa phương và người dân trong vùng động đất chủ động các biện pháp phòng-chống thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra do động đất.
Được biết, tổng kinh phí để lắp đặt, vận hành 6 trạm quan trắc này khoảng 4,9 tỷ đồng.
Trong 3 trạm quan trắc mới lắp đặt hoàn thành, có 1 trạm đặt ở đập Thủy điện Thượng Kon Tum, 2 trạm còn lại đặt ở xã Măng Bút (huyện Kon Plông) và xã Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum).
3 trạm quan trắc được lắp trước đó nằm ở Nhà máy Thượng Kon Tum, trung tâm huyện Tu Mơ Rông và trung tâm huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi).
Hiện, Viện Vật lý địa cầu đang tiếp tục phối hợp với Thủy điện Đăk Đrinh để khảo sát, nghiên cứu và lắp đặt thêm 2 trạm quan trắc tại khu vực hoạt động của thủy điện này. Việc lắp các trạm quan trắc sẽ giúp việc cảnh báo động đất được sớm và chính xác hơn.
Một trạm quan trắc động đất được lắp đặt ở Thủy điện Thượng Kon Tum. Ảnh: H.L
Một trạm quan trắc động đất được lắp đặt ở Thủy điện Thượng Kon Tum. Ảnh: H.L
Ngoài lắp đặt các trạm quan trắc, trong thời gian qua, tỉnh Kon Tum, cụ thể là huyện Kon Plông đã tích cực tuyên truyền đến người dân về tình hình động đất trên địa bàn để tránh tâm lý hoang mang, lo lắng; cũng như thông tin, hướng dẫn các biện pháp để người dân chủ động ứng phó khi có động đất xảy ra.
Thống kê từ năm 1903 đến 2020, khu vực huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) chỉ ghi nhận khoảng 33 trận động đất. Tuy nhiên, từ tháng 4-2021 đến nay, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và vùng lân cận đã ghi nhận hơn 300 trận động đất. Đặc biệt, hai trận động đất lớn nhất diễn ra vào 14 giờ 8 phút ngày 23-8 (độ lớn 4.7) và 12 giờ 54 phút ngày 18-5 (độ lớn 4,5).
Ngay sau khi xảy ra động đất, Sở Công thương tỉnh Kon Tum đã liên lạc, kiểm tra các chỉ số an toàn tại tại thủy điện Thượng Kon Tum và thủy điện Đắk Đrinh. Kết quả cho thấy các thông số kỹ thuật tại nhà máy vẫn đảm bảo an toàn.
Nhận định bước đầu, các nhà khoa học Viện Vật lý địa cầu cho rằng động đất liên tiếp thời gian qua ở Kon Tum là động đất kích thích, gây ra do hoạt động tích nước của hồ chứa thủy điện. Nhưng để khẳng định nguyên nhân phát sinh và có cơ sở để dự báo, đơn vị cần có những khảo sát, quan trắc và nghiên cứu chi tiết về địa chất tại khu vực này.
L.H (tổng hợp)
 

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.