Giữ hồn văn hóa bên dòng Krông Nô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giữa những triền núi xanh ngát của huyện Đam Rông, nơi có dòng Krông Nô vẫn ngày ngày miệt mài chảy qua những buôn làng nhỏ bé, đồng bào dân tộc M’Nông, K’Ho vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền nối những giá trị văn hóa truyền thống từ bao đời nay.

Cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Nhưng giữa những nếp nhà sàn đơn sơ, giữa tiếng trẻ con cười vang bên suối, bên cánh đồng lúa vàng, nương dâu, thì đâu đó vẫn ngân lên tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng. Đó không chỉ là âm thanh của lễ hội, mà còn là hơi thở của một đời sống văn hóa đậm đà bản sắc.

Từ lễ báo hiếu, lễ ăn hỏi, lễ cầu mùa, lễ cúng bến nước đến lễ thu hoạch mùa vụ, mừng lúa mới…, mỗi nghi lễ đều là dịp để cộng đồng quy tụ, để tiếng chiêng hoà cùng nhịp xoang vang vọng, để những bài cúng của nghệ nhân Đa Cát Tư, già làng Cil Nếu như lời nguyện gửi tới đất trời. Lễ hội không chỉ là nghi thức tâm linh, mà còn là trường học của ký ức, nơi thế hệ trẻ được dạy về nguồn cội, về đạo lý uống nước nhớ nguồn, về cội nguồn văn hoá truyền thống của ông bà, tổ tiên.

Ở xã Đạ Long, những người phụ nữ vẫn cần mẫn bên khung dệt, giữ gìn từng hoa văn thổ cẩm truyền thống. Mỗi tấm vải, mỗi hoạ tiết là một câu chuyện cổ tích được kể lại bằng sợi chỉ, là nét đẹp không thể thay thế trong bản sắc tộc người.

Nơi xã Đạ Tông, những người đàn ông, đặc biệt là già Ntơr Băng tuy tuổi đã cao nhưng vẫn giữ nghề đan lát truyền thống bằng đôi tay điêu luyện và trái tim yêu văn hoá. Những chiếc gùi, cái nong, cái nia… được già tỉ mỉ tạo nên từ chiếc nan, sợi mây không chỉ để dùng, mà còn để kể về kỹ thuật, sự kiên nhẫn và tâm hồn trong trắng, mộc mạc của người miền núi.

Già làng Cil Nếu - người như mang cả hơi thở của đại ngàn vào từng nhịp chiêng, tâm sự: “Cồng chiêng là máu thịt, là linh hồn của buôn làng. Chừng nào còn nghe được tiếng cồng, tiếng chiêng, là chừng đó còn thấy buôn làng mình còn sống”.

Không chỉ có nghệ nhân lão luyện, già làng tâm huyết mà thế hệ trẻ cũng đang nối bước giữ gìn di sản. Chị Bon Jrang K’Sinh, người phụ nữ M’Nông ở xã Đạ Tông mang dáng vẻ hiền hoà nhưng tràn đầy năng lượng, chị là cánh chim đầu đàn dẫn dắt các thiếu nữ say mê trong từng điệu múa xoang. Trong sắc phục thổ cẩm truyền thống kèm theo các đạo cụ rất bình dị, gần gũi với cuộc sống thường nhật, những điệu múa ấy không chỉ là nghệ thuật, mà còn là một lời khẳng định: văn hoá truyền thống vẫn sống động trong trái tim thế hệ trẻ ở các buôn làng.

Tại các xã Đạ Tông, Đạ M’Rông, nhiều nhóm, câu lạc bộ cồng chiêng được thành lập, trở thành nơi gắn kết cộng đồng, nơi tiếng chiêng không bị mai một, mà tiếp tục được ngân lên qua từng đêm hội, từng dịp lễ làng.

Và cứ thế, cuộc sống của bà con nơi đây vẫn bình yên bên dòng Krông Nô, giữa đại ngàn lộng gió. Bằng tình yêu quê hương, sự tự hào dân tộc và lòng kiên trì, họ đã và đang từng ngày giữ gìn, bảo tồn và trao truyền những giá trị văn hóa quý giá như một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Theo NDONG BRỪM (baolamdong.vn)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null