Kon Tum: Xảy ra động đất có độ lớn 3,8 tại huyện Kon Plông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trận động đất xảy ra lúc 7 giờ 39 phút 46 giây (giờ Hà Nội) ngày 11/6, có tọa độ 14,924 độ Vĩ Bắc; 108,236 độ Kinh Đông; độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km.

kt.jpg
(Nguồn: Vietnam+)

Theo Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Các khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), sáng 11/6, một trận động đất có độ lớn 3,8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thương vong về người và tài sản.

Cụ thể, trận động đất xảy ra lúc 7 giờ 39 phút 46 giây (giờ Hà Nội) ngày 11/6, có tọa độ 14,924 độ Vĩ Bắc; 108,236 độ Kinh Đông; độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km. Độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Động đất tại khu vực huyện Kon Plông được các chuyên gia nhận định là động đất kích thích; xảy ra thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay.

Phó Viện trưởng Viện Các khoa học Trái đất, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Anh cho biết, khu vực tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng thuộc đới đứt gãy nhỏ.

Các trận động đất tại khu vực này có độ lớn không quá 5,0; mức độ động đất dù xảy ra nhiều nhưng chưa đến mức cảnh báo rủi ro.

Viện Các khoa học Trái Đất thường xuyên thông báo về động đất đến chính quyền và người dân tại khu vực này; đồng thời, tiếp tục theo dõi thêm và xử lý số liệu các trận động đất tại huyện Kon Plông.

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Anh khuyến cáo, nếu động đất xảy ra khi đang ở trong nhà, người dân cần ngay lập tức chui xuống gầm bàn, gầm giường chắc chắn để tránh các vật rơi trúng người và nếu trần nhà sập vẫn có không khí để thở, dùng một tay giữ chặt vào vật đang che chắn. Ở đó ít nhất cho đến khi hết đợt rung chấn thứ nhất, ra khỏi chỗ ẩn nấp sau khi hết cơn rung chấn và khi chỗ trú thực sự có nguy cơ sập đổ. Luôn giữ trẻ em, người lớn tuổi theo bên mình, mang giày, dép để tránh giẫm phải mảnh kính vỡ, đồ vật sắc nhọn.

Nếu đang ở cách xa vị trí có các vật che chắn được, người dân cần tránh xa các cửa sổ có kính, tới góc tường và ở nguyên vị trí đó, thực hiện động tác quỳ gối xuống và dùng tay che đầu.

Theo Diệu Thúy (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null