Cảnh trái ngược trên thị trường sầu riêng Lâm Đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo ông Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Giám đốc Sở NN&MT tỉnh Lâm Đồng, trong khi nhiều nông dân đổ xô trồng sầu riêng, thực tế tại một số địa phương như huyện Bảo Lâm, Di Linh, diện tích sầu riêng đã vượt kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2024-2030.

Theo kế hoạch đã được Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh công bố, đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có 25.800ha sầu riêng, sản lượng đạt khoảng 270.535 tấn/năm. Vùng sản xuất chủ lực tập trung tại các huyện Di Linh, Đạ Huoai, Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Lâm Hà, Đam Rông.

Định hướng này được đánh giá là đầy tham vọng, trong bối cảnh nhu cầu thị trường, đặc biệt là Trung Quốc dành cho trái sầu riêng Việt Nam đang tăng mạnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nông nghiệp, để hiện thực hóa mục tiêu trên, Lâm Đồng phải kiểm soát nghiêm ngặt diện tích trồng mới, không để xảy ra tình trạng “bùng nổ” diện tích theo phong trào như thời kỳ “vàng đen hồ tiêu” hay “cơn sốt mắc ca” trước đây.

Tránh tăng nóng, giữ cân bằng sản xuất

Theo ông Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Giám đốc Sở NN&MT tỉnh Lâm Đồng, trong khi nhiều nông dân đổ xô trồng sầu riêng, thực tế tại một số địa phương như huyện Bảo Lâm, Di Linh, diện tích sầu riêng đã vượt kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2024-2030.

Lâm Đồng đã được cấp 114 mã số vùng trồng với diện tích gần 5.500ha, cùng 10 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.
Lâm Đồng đã được cấp 114 mã số vùng trồng với diện tích gần 5.500ha, cùng 10 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.

Việc mở rộng diện tích một cách tự phát, chặt bỏ cà phê, hồ tiêu hoặc thậm chí là cây ăn quả khác để trồng sầu riêng có thể đẩy nông dân vào rủi ro lớn nếu thị trường xuất khẩu gặp biến động.

“Chúng tôi khuyến cáo các địa phương kiểm soát chặt diện tích trồng mới, rà soát và điều chỉnh kế hoạch phát triển vùng trồng theo hướng tập trung, quy mô lớn, thuận lợi áp dụng cơ giới hóa, công nghệ cao, đảm bảo điều kiện canh tác bền vững và xuất khẩu lâu dài,” ông Phúc nói.

Ông Phúc cho biết, bên cạnh bài toán diện tích, ngành nông nghiệp tỉnh cũng đang đẩy mạnh chuẩn hóa quy trình trồng - chăm sóc - thu hoạch sầu riêng theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Mục tiêu đến năm 2030, Lâm Đồng sẽ có ít nhất 10.000ha cây ăn quả (gồm cả sầu riêng) được cấp mã số vùng trồng, khoảng 30 cơ sở được cấp mã cơ sở đóng gói đạt chuẩn quốc tế.

Riêng Đạ Huoai đã vượt 10.000ha sầu riêng, sản lượng trên 76.000 tấn.
Riêng Đạ Huoai đã vượt 10.000ha sầu riêng, sản lượng trên 76.000 tấn.

Đặc biệt, khi thị trường xuất khẩu Trung Quốc (thị trường chính) hiện nay yêu cầu kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đang ngày càng khắt khe. Do đó, tỉnh yêu cầu nông dân chỉ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cho phép, tuân thủ nguyên tắc "4 đúng", không sử dụng chất cấm như Auramine O trong bảo quản trái.

Không để “sốt” giá đẩy rủi ro lên cao

Theo thống kê của Sở NN&MT tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có hơn 25.600ha sầu riêng, sản lượng mỗi năm đạt khoảng 175.000 tấn. Ba địa phương dẫn đầu về diện tích và sản lượng là Đạ Huoai, Di Linh, Bảo Lâm, chiếm hơn 80% sản lượng toàn tỉnh.

Tuy nhiên, thực tế vài năm gần đây cho thấy, mỗi khi sầu riêng “sốt giá”, việc trồng mới ào ạt sẽ đi kèm với những hệ lụy: cung vượt cầu, giá rớt, khó kiểm soát chất lượng, vi phạm tiêu chuẩn xuất khẩu... Nếu không kiểm soát từ đầu, mục tiêu 25.800ha không những không giúp nông dân khá lên mà có thể tạo ra một “bong bóng nông nghiệp” mới.

Ba địa phương dẫn đầu về diện tích và sản lượng sầu riêng của tỉnh Lâm Đồng là Đạ Huoai, Di Linh, Bảo Lâm.
Ba địa phương dẫn đầu về diện tích và sản lượng sầu riêng của tỉnh Lâm Đồng là Đạ Huoai, Di Linh, Bảo Lâm.

Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đang phối hợp cùng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tăng cường thanh tra, giám sát các mã số vùng trồng, đặc biệt là các vùng đã từng bị cảnh báo vi phạm từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

“Phát triển cây sầu riêng là xu hướng đúng, nhưng phải đi đúng lộ trình, đúng kỹ thuật, đúng tiêu chuẩn. Đó mới là cách để loại cây này trở thành ‘mũi nhọn xuất khẩu’ bền vững chứ không phải là cuộc đua phong trào", Phó Giám đốc Sở NN&MT tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh.

Để khẳng định chất lượng sầu riêng của tỉnh, mới đây, Sở NN&MT tỉnh Lâm Đồng đã lấy gần 760 mẫu sầu riêng để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, trong đó không có mẫu nào nhiễm vàng O, cadimi hay chì.

Theo Thái Lâm (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Trung ương bàn giao cho tỉnh quản lý Quốc lộ 14, đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Trung ương bàn giao cho tỉnh quản lý Quốc lộ 14, đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Xây dựng mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Công Thái kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, bàn giao cho tỉnh Đắk Lắk quản lý tuyến đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn qua địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.

Toàn cảnh giao thông kết nối của tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập

E-magazine Toàn cảnh giao thông kết nối của tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập

Khi sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng mới sẽ có không gian phát triển với nhiều tiềm năng. Để có thể phát huy tối đa những lợi thế thì hạ tầng giao thông đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông vẫn còn nhiều hạn chế cần được đầu tư để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Nghề trồng nấm ở Krông Ana

Nghề trồng nấm ở Krông Ana

Toàn huyện Krông Ana có khoảng 200 hộ trồng nấm thường xuyên, một số hộ dân, hợp tác xã đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng mô hình trồng nấm. Nghề sản xuất nấm đã và đang đem lại thu nhập ổn định cho lao động tại địa phương, nhiều gia đình “sống khỏe” với nghề.

'Hè vui, hè khỏe, hè an toàn' cho trẻ em Đắk Nông

'Hè vui, hè khỏe, hè an toàn' cho trẻ em Đắk Nông

Tháng hành động vì trẻ em năm 2025 đang được tỉnh Đắk Nông triển khai. Hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em, tỉnh ưu tiên nguồn lực, huy động sự chung tay, mỗi người một hành động để xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em trên địa bàn.

Hợp tác Đắk Lắk – Sê Kông: Động lực mới thúc đẩy phát triển toàn diện

Hợp tác Đắk Lắk – Sê Kông: Động lực mới thúc đẩy phát triển toàn diện

Trên nền tảng tình hữu nghị truyền thống và tiềm năng rộng mở, Đắk Lắk và Sê Kông (Lào) đã và đang đẩy mạnh hợp tác toàn diện, từ giáo dục, văn hóa đến kinh tế, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của cả hai địa phương và củng cố mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào.

null