Tín hiệu vui cho xuất khẩu nông sản Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Theo Bộ Công thương, trong quý I-2022, kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản đạt 7,27 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Những mặt hàng tăng trưởng cao trong nhóm nông sản xuất khẩu quý đầu năm 2022 được Bộ Công thương điểm danh gồm: cà phê tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về kim ngạch nhờ giá xuất khẩu tăng cao; hồ tiêu mặc dù giảm 11,5% về lượng nhưng do giá xuất khẩu tăng nên tăng 40,8% về kim ngạch; gạo tăng 24% về lượng và tăng 10,5% về kim ngạch; mì và các sản phẩm từ mì mặc dù giảm 0,6% về lượng nhưng tăng 15,5% về kim ngạch xuất khẩu...

Đóng gói sản phẩm cà phê L’amant tại Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (TP. Pleiku). Ảnh: Hà Duy
Đóng gói sản phẩm cà phê L’amant tại Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (TP. Pleiku). Ảnh: Hà Duy


Tiềm năng xuất khẩu nông sản vào các thị trường mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: EVFTA, CPTPP là rất lớn. Bên cạnh những thị trường tiêu thụ chủ lực là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU thì hệ thống Thương vụ ở khu vực Mỹ La Tinh, Trung Đông, Đông Bắc Á… cũng đã được huy động tham gia tìm kiếm thị trường và hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp tăng cường kết nối.

Bộ Công thương đã triển khai hàng loạt hoạt động hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm với thị trường nước ngoài cả trực tiếp và trực tuyến; tổ chức hội nghị giao thương cho các mặt hàng, nhóm mặt hàng (nông sản mùa vụ) cụ thể với các thị trường tiềm năng; triển khai nhiều chương trình đưa nông sản vào hệ thống phân phối hiện đại, các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế… gồm cả những “người khổng lồ” như: Amazon Global Selling, Alibaba… Xúc tiến thương mại, xuất khẩu online đang trở thành xu hướng mang lại hiệu quả cao.

Cổng thông tin cơ sở dữ liệu thương mại Việt Nam (VNTR) vừa ra đời nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam trong ASEAN về tăng cường minh bạch hóa chính sách, tạo thuận lợi cho thương mại khu vực, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin chính sách thương mại của các nước trong khu vực dễ dàng, từ đó chủ động xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó có xuất-nhập khẩu nông sản.

Cùng với việc phối hợp với các bộ, ngành liên quan tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, việc xây dựng và gấp rút hoàn thiện “Bản đồ nông sản Việt Nam” sẽ giúp các địa phương giới thiệu đến khách hàng tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm nông sản chủ lực của mình. Mạng internet cũng sẽ giúp các doanh nghiệp có thể kết nối trực tiếp tới từng địa phương hoặc từng hợp tác xã, hộ sản xuất các mặt hàng nông sản phục vụ xuất khẩu.  

Gia Lai là địa phương có tiềm năng rất lớn trong xuất khẩu nông sản với hơn 97.000 ha cà phê, sản lượng hơn 250.000 tấn/năm; 13.000 ha hồ tiêu, sản lượng hơn 47.000 tấn/năm; gần 80.000 ha cao su với sản lượng mủ khô hơn 117.000 tấn/năm; hơn 78.000 ha mì, sản lượng đạt trên 1,5 triệu tấn/năm và khoảng 18.000 ha cây ăn quả các loại như chuối, xoài, thanh long, chanh dây… 10 mã số vùng trồng chuối và 13 cơ sở đóng gói các loại hoa quả tươi của Gia Lai đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp nhận cho xuất khẩu chính ngạch vào thị trường hơn 1 tỷ dân này.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 30 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường của gần 40 nước, trong đó, các nước châu Âu chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh đã từng bước mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang-thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu các thị trường khó tính.

Dưới tác động của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc tạo điều kiện khai thác tối đa những ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do như: Hiệp định CPTPP, EVFTA, Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP), cộng với những tín hiệu thuận lợi sau khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát và tinh thần quyết tâm của tỉnh trong việc triển khai quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng nông sản, tiếp cận các tiêu chuẩn của EU cũng như các thị trường khó tính khác; việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới… sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp trên địa bàn Gia Lai đẩy mạnh liên kết sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu 660 triệu USD của tỉnh trong năm nay.

 

 ĐÌNH CƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Mới đây, Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024. Theo số liệu thống kê được thông tin tại buổi lễ, từ tháng 1 - 10, cả nước xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.061 người, bị thương 14.685.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.