Tiểu thuyết về nạn diệt chủng thời Khmer Đỏ nhận giải Orange 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiểu thuyết "Avant la longue flamme rouge" (Trước ngọn lửa đỏ dài) - câu chuyện bi thương dưới chế độ Khmer Đỏ được nhìn qua đôi mắt một đứa trẻ - vừa được trao giải Orange.

 Bìa quyển Trước ngọn lửa đỏ dài - Ảnh: CALMANN-LÉVY
Bìa tiểu thuyết Trước ngọn lửa đỏ dài. Ảnh: CALMANN-LÉVY



Bạn sẽ làm gì nếu tình cờ gặp trên đường phố New York một người Campuchia không nhà, kỳ lạ nhưng tuyệt vời khi kiếm sống bằng tài năng của chính mình: chơi cờ vua với khách qua đường? Nhà văn Pháp Guillaume Sire đã gặp người như vậy và ông giữ lời hứa: quyển tiểu thuyết thứ tư Avant la longue flamme rouge của ông, được Calmann-Lévy xuất bản vào tháng 1-2020, viết về câu chuyện của Saravouth Inn - người ông từng gặp tại New York.

Câu chuyện bắt đầu năm 1971 tại Phnom Penh. Chú bé 11 tuổi Saravouth Inn lớn lên trong một gia đình êm ấm có cha là công chức ngành nông nghiệp, mẹ là giáo viên tiếng Pháp và một cô em gái 9 tuổi tài năng. Đêm đêm, mẹ Saravouth đọc cho cậu nghe Odyssey, Peter Pan và thơ của René Char (1907-1988).

Hạnh phúc đó không kéo dài được lâu. Một hôm, cậu bé được một bà già tìm thấy bất tỉnh ngoài đường. Cha mẹ và em gái cậu hoàn toàn biến mất.

Saravouth bắt đầu cuộc đời khác khi quyết định đi tìm cha mẹ và em gái, bất chấp bạo lực đang diễn ra. Câu thơ của René Char luôn ám ảnh Saravouth: "Phải biết run sợ để trưởng thành". Và người đọc Avant la longue flamme rouge cũng vậy: Guillaume Sire đã thành công trong việc kể lại số phận bi thảm của một cậu bé và của cả đất nước Campuchia trong thời kỳ đen tối.

Giải Orange ra đời năm 2009 và chỉ xét những tiểu thuyết viết bằng tiếng Pháp xuất bản trong 3 tháng đầu của năm. Chủ tịch hội đồng chấm giải Orange là Jean-Christophe Rufin - viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Pháp, chủ nhân giải Goncourt năm 2001 và nhiều giải văn học khác. Người đoạt giải Orange được nhận 15.000 euro (hơn 394 triệu đồng) và tham gia hội đồng chấm giải năm sau.

Theo TRƯỜNG LÂN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.