Tiểu thuyết "Bảo kiếm và Giai nhân": Một góc nhìn mới về lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bùi Anh Tấn mang đến một câu chuyện dựa trên những nhân vật có thật trong lịch sử như: Thái hậu Dương Vân Nga, Tướng quân Lê Hoàn...
Tiểu thuyết “Bảo kiếm & Giai nhân”
Tiểu thuyết “Bảo kiếm & Giai nhân”
Trong chính sử chỉ có vài dòng ngắn ngủi nói về sự kiện “Dương thị…” trao áo bào cho Lê Hoàn, chuyển từ triều Đinh sang triều Tiền Lê, và đó cũng là  một khoảng trống trong lịch sử mà hàng ngàn năm nay vẫn chưa có nhà sử học nào “khai quật” giải mã bí ẩn đó. Nhưng với nhà văn thì khoảng trống lại là thách thức sáng tạo một câu chuyện dã sử “neo” trên chính sử để tưởng tượng theo cách của mình.
Năm 2018 kỷ niệm 1050 năm Nhà nước đầu tiên của ta mang quốc hiệu Đại Cồ Việt được “định phận tại thiên thư” một cách danh chính ngôn thuận, cùng với việc xưng “Đại Thắng Minh Hoàng Đế” Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh, như một dấu ấn chủ quyền và độc lập của quốc gia ngang với quốc gia phương Bắc, một triều Đinh huy hoàng, cường thịnh, thống nhất.
Như một biến cố đầy bất ngờ bi thảm, vua Đinh Tiên Hoàng cùng Hoàng Thái tử bị ám sát, trong lúc nhà Tống phương Bắc lăm le mang quân xâm lược nhằm thôn tính, buộc quốc gia Đại Cồ Việt là chư hầu. Triều đình nhà Đinh rối ren trong những âm mưu tranh quyền đoạt vị bất chấp vong tồn quốc gia… Rồi sự lên ngôi của Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, Thái hậu triều Đinh Dương Vân Nga trở thành Hoàng hậu triều Tiền Lê…
Một bí ẩn lịch sử ngàn năm vẫn bị chìm khuất trong chính sử, vẫn còn gây tranh cãi rất nhiều trong giới nghiên cứu chính sử Việt hôm nay, mà chưa có bất cứ tư liệu nào xưa nay để có thể giải mã.
Tiểu thuyết “Bảo kiếm & Giai nhân”- NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh của nhà văn Bùi Anh Tấn, như một giải mật bằng ngôn ngữ văn chương câu chuyện có phần bí ẩn, có phần kỳ lạ này, để có thể hiều một góc sử Việt đầy biến động, xáo trộn, thay vua, đổi họ, lập triều mới…, đặc biệt có thể lý giải vì sao Thái hậu Dương Vân Nga, mà trong chính sử chỉ ghi một cách vắn tắt, có ý lạnh nhạt là “Dương thị….”, trao áo bào cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn và trở thành Hoàng hậu triều Tiền Lê.
"Bảo kiếm và giai nhân" đưa người đọc xuyên không về thế kỷ thứ 10, ngoài những gì của chính sử về thời kỳ đầy biến động này với những sự kiện, tên nhân vật có thật như cuộc khởi nghĩa của cha con Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán, xưng vua, lập quốc. Rồi loạn 12 sứ quân nhiễu nhương làm cho dân chúng lầm than khổ cực, quốc gia lại dầu sôi lửa bỏng..
Cho đến khi người anh hùng “cờ lau” Đinh Bộ Lĩnh nổi lên dẹp loạn, thống nhất giang sơn, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt, xưng Hoàng Đế, xây dựng các định chế quốc gia triều nghi, phẩm phục, quân đội, lập Thái tử… Những cái tên như Dương Đình Nghệ, Kiều Công Tiễn, Dương Tam Kha, Ngô Xương Ngập, Ngô Chân Lưu, Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ, Ngô Nhật Khánh, Phạm Cự Lượng, Lê Hoàn, Dương Vân Nga… đều có tên trong chính sử.
Nhưng không phải là minh họa, mà trên cái “phông” chính sử đó, nhà văn Bùi Anh Tấn đã tạo nên một câu chuyện dã sử đầy lôi cuốn và nhiều màu sắc, vừa hư ào huyền hoặc, vừa sinh động như thật với những sự kiện và nhân vật nửa có nửa không trong chính sử.
Có thể thấy trong “Bảo kiếm & Giai nhân” như một câu chuyện trinh thám ly kỳ về những âm mưu gián điệp độc ác, gian xảo, kế nằm vùng với chiêu “mỹ nhân tâm kế” của phương Bắc, hòng lôi kéo, dụ dỗ các quan nhân hoàng thân quốc thích triều Đinh, hòng lấy thông tin mật của triều đình, cũng như chiêu kích động hận thù của những người có lòng tham sân hận triều Đinh để gây rối ren, hay đào tạo thành  những tên thích khách máu lạnh.
Không chỉ có những trang văn như một câu chuyện nhuốm màu kiếm hiệp võ lâm thư hùng, những cuộc đào tẩu trốn chạy thảm sát tận diệt đến ngọn cỏ, hay những màn múa võ luyện binh, cung kiếm khiên đao đầy hấp dẫn, “Bảo kiếm & Giai nhân” còn là một câu chuyện lãng mạn về tình yêu, một tình yêu trái ngang giữa Dương Vân Nga và Tướng quân Lê Hoàn như những người tình trong mộng từ thuở ngọc nữ và trang tuấn kiệt.
Những trang viết về mối tình “câm” của hai người đã bị sự toan tính chính trị dòng họ chia cắt, họ phải vì trách nhiệm quốc gia mà hy sinh mối tình khắc cốt ghi tâm đó… Cho đến một ngày, khi vận mệnh quốc gia đè trên vai Thái hậu Dương Vân Nga, vừa thù trong giặc ngoài, vừa trách nhiệm bổn phận người đàn bà hoàng cung…, nhưng có lẽ sự mách bảo của trái tim, mà giữa quốc gia và tình yêu đều có thể dung hòa…
Và việc trao áo bào, trao quyền lực, trao vương triều cho vị Tướng quân Lê Hoàn có lẽ là hành động đẹp nhất trong lịch sử  Việt, “Bảo kiếm & Giai nhân” đã có thể nói là giải mật hành động này của Thái hậu Dương Vân Nga, một cách lý giải tại sao rất thuyết phục, mà chính sử không thể có được.
“Bảo kiếm & Giai nhân” của Bùi Anh Tấn còn là một câu chuyện về tình người rất nhân văn, có cái kết đẹp giữa một “điệp viên nằm vùng” của triều nhà Đinh, một viên tướng dưới trướng của Lê Hoàn với cô gái “mỹ nhân tâm kế” của phương Bắc trong thanh lâu. Họ đã đến với nhau bằng tình người, bằng sự cảm thông nỗi đau số phận… Và những trang viết về cặp đôi”gián điệp” này cho thấy một đức tính đẹp của người Việt mình, luôn nhân hậu, luôn lấy “chí nhân thay cường bạo”, sẵn sàng tha thứ cho người biết “quay đầu”.
Nhưng với kẻ phản bội quốc gia, kẻ ác từ phương Bắc với âm mưu thâm độc chống đối triều đình thì “Bảo kiếm & Giai nhân” cũng không nương tay, mà dành cho chúng sự trừng phạt nghiêm minh nhất, như bài học với những kẻ nào có ý xấu với quốc gia Đại Cồ Việt.
Không phải là viết lại lịch sử hay làm sai lệch lịch sử, “Bảo kiếm & Giai nhân” chỉ lấy chính sử để “neo” trên đó, nhằm lý giải nội tâm của nhân vật, hay những khoảng trống của lịch sử bằng con mắt của một nhà văn, như một chiều khác để soi rọi lịch sử thú vị hơn.
CTV Hoài Hương/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.