Theo Medical Xpress, nhóm tác giả dẫn đầu bởi TS Dorothy Chiu từ Trung tâm Sức khỏe Tích hợp Osher của Đại học California ở San Francisco (UCSF) đã nghiên cứu các kiểu ăn được cho là tốt cho sức khỏe, làm thay đổi cơ thể của 342 tình nguyện viên.
Các đối tượng nghiên cứu đều là nữ giới, có độ tuổi trung bình là 39, được phân vào 3 nhóm, tuân thủ 3 kiểu ăn khác nhau.
Thói quen dùng thêm món ăn, thức uống ngọt có thể phá hoại nỗ lực ăn uống lành mạnh của bạn - Minh họa AI: Anh Thư |
Các kiểu ăn được đem ra so sánh là kiểu ăn Địa Trung Hải, kiểu ăn theo khuyến cáo của bác sĩ giúp giảm nguy cơ bệnh mạn tính và kiểu ăn "Chỉ số dinh dưỡng biểu sinh (ENI)" mà nhóm nghiên cứu thiết kế ra.
ENI được thiết kế nhằm tăng cường các chất dinh dưỡng liên quan đến quá trình chống oxy hóa, chống viêm, duy trì và sửa chữa DNA. Chúng bao gồm Vitamin A, C, B12 và E, folate, selen, magiê, chất xơ và isoflavone.
Kết quả công bố trên tạp chí y học JAMA Network Open cho thấy việc tuân thủ bất kỳ chế độ ăn nào trong 3 kiểu nói trên cũng có liên quan đáng kể đến tuổi sinh học thấp hơn, trong đó chế độ ăn Địa Trung Hải có mối liên hệ mạnh nhất.
Xem xét cụ thể hơn từng thành phần trong các kiểu ăn, họ nhận ra rằng lý do chính nằm ở chỗ những người tuân thủ chế độ ăn này ngoài việc nạp vào nhiều vitamin và khoáng chất, họ còn tiêu thụ rất ít đường.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 50 g đường bổ sung mỗi ngày.
Kiểu ăn kiêng thời thượng có làm quý ông 'yếu' đi?
Những kiểu ăn vải không lo bị nóng còn giúp tăng sinh collagen, làm mịn da
Mặc dù vậy, ít hơn vẫn tốt hơn. Theo kết quả nghiên cứu của UCSF, bất kỳ 1 g đường bổ sung nào cũng làm gia tăng tuổi sinh học.
"Việc loại bỏ 10 g đường bổ sung mỗi ngày có thể tương tự như việc quay ngược đồng hồ sinh học lại 2,4 tháng, nếu duy trì theo thời gian" - TS Chiu cho biết.
Mặt khác, việc hạn chế lượng đường bổ sung cũng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe kèm theo, bao gồm giảm mạnh nguy cơ mắc các nhóm bệnh mạn tính hàng đầu, nhất là nhóm bệnh tim mạch và chuyển hóa.