Tiếp sức doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Số liệu thống kê mới nhất vừa được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) công bố cho thấy đại dịch Covid-19 làm ngành du lịch toàn cầu giảm 1 tỉ lượt khách, thiệt hại khoảng 1.100 tỉ USD, khoảng 230-240 triệu người lao động mất việc làm và GDP toàn cầu giảm khoảng 2%.

Đối với Việt Nam, tính đến đầu tháng 12 đã có hơn 320 doanh nghiệp (DN) lữ hành ngưng hoạt động, ngành du lịch Việt Nam ước tính thiệt hại khoảng 23 tỉ USD…

Theo đánh giá của UNWTO, phải đến quý III/2021 du khách quốc tế mới tăng trở lại. Nhanh nhất phải cần khoảng 3-4 năm, ngành du lịch thế giới mới hồi phục hoàn toàn.

Trong bối cảnh này, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch đã cùng các địa phương, DN nỗ lực, tập trung triển khai các hoạt động và thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó với dịch Covid-19, sớm phục hồi hoạt động du lịch trong nước. Cụ thể là tổng hợp kiến nghị của các hiệp hội du lịch, DN kinh doanh du lịch, tham mưu Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN và người lao động hoạt động trong ngành.

Ngành du lịch tiếp tục kiến nghị có chính sách lùi thời gian trả lãi suất vay, áp dụng đến tháng 12-2021 vì hiện nay DN du lịch không phát sinh doanh thu nên không có khả năng trả lãi. Kiến nghị ngành ngân hàng hỗ trợ DN bằng cách tiếp tục cơ cấu lại các khoản nợ, giãn thời gian trả nợ vay, khoanh nhóm nợ, không tính lãi vay quá hạn...

Hiện tình hình dịch Covid-19 trên thế giới đang diễn biến phức tạp, việc kinh doanh lữ hành quốc tế trước mắt chưa thực hiện được. Tổng cục Du lịch đã dự kiến triển khai các nhiệm vụ nhằm phục hồi hoạt động du lịch trong năm 2021.

Cụ thể, tiếp tục kiến nghị với các bộ, ngành liên quan nhằm hỗ trợ DN du lịch phục hồi sau dịch. Chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương triển khai tốt chương trình kích cầu du lịch nội địa; liên kết hợp tác với địa phương, hãng hàng không, cơ sở dịch vụ du lịch xây dựng sản phẩm kích cầu trọng tâm để đẩy mạnh thu hút thị trường khách nội địa…

Tổng cục Du lịch với vai trò của mình sẽ nghiên cứu thị trường và xu hướng thị trường để hỗ trợ địa phương khảo sát, xây dựng sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ nhằm thu hút khách du lịch.

Dù gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 từ đầu năm đến nay, uy tín và thương hiệu của du lịch Việt Nam vẫn được quốc tế đánh giá cao. Năm 2020, Việt Nam đã được Tổ chức World Travel Awards vinh danh lần thứ 2 liên tiếp là Điểm đến Di sản hàng đầu châu Á; Điểm đến Văn hóa hàng đầu châu Á và Điểm đến Ẩm thực hàng đầu châu Á… Những danh hiệu này góp phần khẳng định sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Để du lịch có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngành du lịch, trong đó có các DN rất cần nhận được sự quan tâm của bộ, ban ngành, Ngân hàng Nhà nước nhằm kịp thời hỗ trợ DN du lịch sớm phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

NGÔ HOÀI CHUNG, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch
(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.