"Tiếp sức" cho người dân khôi phục sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bên cạnh việc chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các hội-đoàn thể nhận ủy thác để kịp thời nắm bắt tình hình thiệt hại vốn của hộ vay trong đợt hạn hán khắc nghiệt này, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đang sẵn sàng tạo điều kiện cho bà con vay vốn bổ sung để khôi phục sản xuất, ổn định đời sống...

Ngay sau Tết Bính Thân 2016, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (VBSP) đã có công điện yêu cầu các đơn vị, chi nhánh trực thuộc chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình nợ bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai hạn hán nghiêm trọng đang diễn ra tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, tình trạng xâm nhập mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Gia Lai cũng là một trong những địa phương đang gánh chịu tác động xấu do thiên tai nên những số liệu sơ bộ về thiệt hại vốn tín dụng tại Chi nhánh tỉnh liên tục được cập nhật, báo cáo về VBSP, Ban Quản lý và Xử lý nợ rủi ro theo diễn tiến hàng ngày.

 

Ngân hàng Chính sách Xã hội sẵn sàng cho bà con nghèo vay vốn để khôi phục sản xuất sau đợt hạn hán. Ảnh: S.C
Ngân hàng Chính sách Xã hội sẵn sàng cho bà con nghèo vay vốn để khôi phục sản xuất sau đợt hạn hán. Ảnh: S.C

Thông qua hoạt động của Ban đại diện Hội đồng Quản trị các cấp và các tổ chức hội-đoàn thể nhận ủy thác, VBSP tỉnh đã chỉ đạo các phòng giao dịch cấp huyện bám sát tình hình cơ sở, nắm bắt thiệt hại vốn của hộ vay, đặc biệt là hộ nghèo để lập hồ sơ xử lý rủi ro theo đúng quy định. Đồng thời, lãnh đạo VBSP tỉnh đã trực tiếp xuống cơ sở để khảo sát, kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất của hộ vay tại một số địa phương. Bước đầu cho thấy, hầu hết hộ vay của VBSP đầu tư vốn ổn định vào chăn nuôi bò, trồng mía, bạch đàn, mì, cà phê... Qua khảo sát tại xã Diên Phú, TP. Pleiku và một số địa phương khác, đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất của bà con đang gặp nhiều khó khăn vì thiếu nước; thiệt hại vốn đã xảy ra ở hộ đầu tư trồng cây ngắn ngày như lúa nước... Còn đối với diện tích cây công nghiệp dài ngày như tiêu, cà phê thì đa phần không thuộc đối tượng đầu tư chăm sóc của hộ vay.

Về phương hướng hỗ trợ hộ vay vượt qua giai đoạn khó khăn này, ông Đinh Văn Nghĩa-Phó Giám đốc VBSP tỉnh cho biết: Điều đáng lo ngại nhất là hoạt động sản xuất của bà con-nhất là hộ nghèo đang bị tác động xấu do hạn hán, ảnh hưởng đến nguồn trả nợ, trả lãi vay cho ngân hàng trong thời gian tới. Hiện nay, chúng tôi đang liên tục cập nhật số liệu hàng ngày, căn cứ theo mức độ thiệt hại của từng khoản vay để hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro kịp thời theo quy định. Nếu thiệt hại vốn và tài sản dưới 40% thì ngân hàng thực hiện gia hạn nợ cho hộ vay. Nếu thiệt hại từ 40% đến 80% thì thực hiện khoanh nợ trong vòng 3 năm và nếu thiệt hại từ 80% đến 100% thì thực hiện khoanh nợ 5 năm cho hộ vay.

Chúng tôi cũng dự tính, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sẽ tăng sau đợt hạn này. Để hỗ trợ bà con khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, phía ngân hàng sẵn sàng tạo điều kiện cho hộ vay bổ sung vốn tái đầu tư sản xuất.

Vừa qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương lập hồ sơ gửi VBSP đề nghị xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan đợt I-2016. Trong đó, đề nghị xóa nợ số tiền 871,907 triệu đồng (tiền gốc là 730,900 triệu đồng) với 66 món vay; đề nghị khoanh nợ số tiền 156,384 triệu đồng, với 15 món vay.

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.