"Tiền đực" trong 3,2 triệu tài khoản ETC

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Liên tục bị "dọa" phạt từ 1-2 triệu đồng nếu tài khoản không đủ tiền để “thượng đế” phải nộp sẵn, nhưng tài khoản ETC không những không được trả lãi mà còn phải trả phí nộp tiền nữa.
Biển doạ phạt dán ở các lối ra vào cao tốc, nhưng nếu Trạm trục trặc thì cùng lắm là...xả, nhưng rồi đến phí chuyển đóng trước tiền khách vẫn phải trả.Ảnh: ĐT
Biển doạ phạt dán ở các lối ra vào cao tốc, nhưng nếu Trạm trục trặc thì cùng lắm là...xả, nhưng rồi đến phí chuyển đóng trước tiền khách vẫn phải trả. Ảnh: ĐT
3,2 triệu ôtô trên toàn quốc đã dán thẻ thu phí tự động không dừng ETC tính đến ngày 31.7. Nếu chẳng hạn mỗi xe nạp tiền, dù chỉ 500.000 đồng thôi thì số tiền “chết” đã lên tới hàng chục tỉ đồng.
Nói đây là tiền “chết”, tiền “đực” bởi nó không được trả lãi dù chỉ 1 xu, dù là bao nhiêu, dù “nằm” đó bao lâu. Báo Lao Động dẫn lời ông Hồ Trọng Vinh - Phó Tổng Giám đốc VETC - cho rằng VETC không phải là tổ chức tín dụng nên không được trả lãi.
Không được trả lãi, nhưng nếu số dư trong tài khoản ETC nhỏ hơn hoặc bằng số tiền mà khách hàng đăng ký, các ngân hàng sẽ tự động chuyển từ tài khoản cá nhân vào tài khoản VETC.
Không chỉ không được trả lãi, các chủ tài khoản ETC còn “đương nhiên” mất trắng khoản phí nộp tiền nữa, bất kể là nạp tiền trực tiếp hay trực tuyến.
Chẳng hạn, ePass đang áp dụng biểu phí 880 đồng + 0,66% giá trị giao dịch nếu liên kết với thẻ ATM nội địa. Hoặc phải trả thêm 1.300 đồng + 0,8% và 1.500 đồng + 0,85% giá trị giao dịch mỗi lần nạp tiền nếu qua ví điện từ VNPay và Momo. Thậm chí, nếu liên kết thẻ quốc tế, khách hàng sẽ phải thanh toán thêm 2.000 đồng + 2% giá trị giao dịch.
Nguyên nhân là bởi cả VETC và ePass, theo một cách thức rất 0.4, đều không cho phép liên kết trực tiếp với nhiều tài khoản của các ngân hàng.
Trang Zingnews dẫn trường hợp một tài xế chạy xe container từ Thái Nguyên đến cảng Đình Vũ (Hải Phòng) tính toán phải trả phí đường cao tốc khoảng 2 triệu đồng cho quãng đường gần 350 km. Tính ra, mỗi tháng, người tài xế phải nạp từ 50-60 triệu đồng vào tài khoản ePass.
Với cách “chạc tiền” như hiện nay, nếu nạp tiền qua liên kết thẻ VISA, sẽ mất tới 1-1,2 triệu đồng phí mỗi tháng. Nếu nạp qua liên kết thẻ ATM nội địa thì mất khoảng 350.000-400.000 đồng; nếu nạp qua ví điện tử sẽ mất khoảng 400.000-500.000 đồng.
Liên tục yêu cầu người dùng nạp sẵn tiền để “đảm bảo số dư”. Liên tục cảnh báo “Nếu tài khoản không còn tiền, hệ thống sẽ từ chối mở barie”. Liên tục đe dọa: Xe không dán thẻ ETC cố tình đi vào cao tốc, sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đến 3 tháng. Nhưng rồi nếu trục trặc thì cùng lắm là... xả trạm. Nhưng rồi đến phí chuyển tiền khách vẫn phải trả.
Đừng chỉ đổ rằng đó là phí ngân hàng, bao nhiêu ứng dụng phổ biến từ mua sắm, gọi xe, đồ ăn đều đã liên kết ATM và thanh toán miễn phí rồi đấy thôi.
Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam