Tiền đề cho phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Luật Điện ảnh (sửa đổi) đang trong giai đoạn thảo luận cuối cùng tại Quốc hội trước khi được thông qua. So với lần ban hành đầu tiên năm 2006 và sửa đổi, bổ sung năm 2009, Luật Điện ảnh (sửa đổi) lần này nhận được nhiều quan tâm của các nhà làm phim. Điều này dễ hiểu bởi sau một thời gian dài, nhiều điều trong luật không còn phù hợp thực tế thị trường, thậm chí kìm hãm sự phát triển.
Có thể thấy, dự thảo luật mới nhất trình Quốc hội có nhiều thay đổi, điều chỉnh theo hướng tích cực. Những tiếng nói đối thoại giữa người làm luật và nhà làm phim đã được lắng nghe, tiếp thu. Các thảo luận tại nghị trường cũng tập trung vào những vấn đề nổi cộm liên quan đến câu chuyện bỏ các điều cấm trong luật hiện hành, áp dụng hậu kiểm với phim điện ảnh tương tự như phim chiếu mạng, chính sách cởi mở trong hợp tác quốc tế về làm phim, quy định về thẩm định và phân loại phim... 
Đặc biệt, câu chuyện xây dựng quỹ điện ảnh là chủ đề nhận được nhiều quan tâm. Quỹ phát triển điện ảnh được đưa vào luật từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn chưa hình thành bởi nhiều yếu tố chi phối: nguồn thu, quản lý và vận hành quỹ… Các nhà làm phim cho rằng, ở bất cứ quốc gia nào muốn phát triển điện ảnh không thể thiếu các quỹ hỗ trợ nhà làm phim trẻ hay tác phẩm có đề tài chuyên biệt.
Ngoài những quỹ có quy mô toàn cầu, quỹ điện ảnh của nhiều quốc gia hiện nay, ngay cả trong khu vực Đông Nam Á, không còn giới hạn hỗ trợ cho những nhà làm phim bản địa mà còn tạo cơ hội cho các nhà làm phim nước ngoài. Nó vừa thể hiện sự giao lưu quốc tế nhưng đồng thời cũng tạo cơ hội kết nối, học hỏi - cách tốt nhất để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 
Hiện nay, cơ hội để các nhà làm phim Việt Nam xin kinh phí từ các quỹ nước ngoài ngày càng khó khăn hơn bởi sự dịch chuyển của những quỹ lớn đang hướng đến các thị trường mới. Việt Nam không còn nằm trong diện ưu tiên nên cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt. Do đó nếu quỹ điện ảnh ra đời ngay sau khi dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) được ban hành sẽ tạo tiền đề và nền tảng hỗ trợ các nhà làm phim trẻ, với nhiều nhân tố đầy hứa hẹn.
Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng không chỉ có quỹ của nhà nước mà cần có thêm các quỹ của tư nhân. Thực tế, thời gian qua một số nhà làm phim trẻ đã nhận được những hỗ trợ về kinh phí thông qua các cuộc thi làm phim của tổ chức tư nhân. Một số tác phẩm từ đó đã đến các liên hoan phim quốc tế và nhận được những sự vinh danh. Nhưng điện ảnh Việt cần nhiều hơn thế để đưa tiếng nói Việt Nam vươn xa hơn. 
Cũng theo các nhà làm phim, những thay đổi tích cực trong dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) mới nhất còn đến từ các khái niệm. Điện ảnh không còn được hiểu là “nghệ thuật sáng tạo” mà là “nghệ thuật tổng hợp”. Phim không còn là “tác phẩm nghệ thuật” mà đã được chỉnh sửa là “tác phẩm điện ảnh”. Công nghiệp điện ảnh cũng được nhìn nhận sát thực tế hơn, từ chỗ là “hoạt động điện ảnh nhằm tạo ra các giá trị…” thành “ngành kinh tế sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa…”. Khi đã nhìn nhận theo hướng này, không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về mặt tư duy. Điều quan trọng hơn, nó cần được hiện thực hóa bằng những hành động cụ thể. 
Khi đã có nhận thức đúng về vai trò của điện ảnh, đặc biệt coi đó là ngành kinh tế sáng tạo vừa có tính đặc thù vừa tạo ra giá trị về kinh tế, chúng ta cần hành động thiết thực để đón đầu xu hướng. Kinh tế sáng tạo không còn là trào lưu mà đã thành xu hướng chủ đạo toàn cầu, có tác động, ảnh hưởng và đóng góp rất lớn với mức tăng trưởng dự báo còn tăng cao. Và, điện ảnh nhiều quốc gia đã làm rất tốt vai trò đó. Hơn khi nào hết, mong muốn của các nhà làm phim là Luật Điện ảnh (sửa đổi) phải là hành lang pháp lý cơ bản và vững chắc, tiền đề cho sự phát triển thay vì kìm hãm hay thui chột tự do sáng tạo.  
Tạo ra một văn bản luật cần rất nhiều thời gian, tâm sức. Nhưng làm sao để luật đi vào cuộc sống và phát huy tối đa vai trò, sức mạnh, nhất là trong bối cảnh điện ảnh Việt đang hướng đến mục tiêu trở thành ngành công nghiệp thực thụ, mới là điều quan trọng.
Theo VĂN TUẤN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy

Lý do chia tách địa giới hành chính trước đây thường xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ hành chính, chủ yếu vì diện tích rộng, khoảng cách từ nhà dân đến nơi cung cấp dịch vụ công như công sở, bệnh viện, trường học quá xa.