Thuỷ điện Thượng Kon Tum tích nước làm chết 25 ha rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, việc thuỷ điện Thượng Kon Tum tích nước làm chết nhiều diện tích cây rừng tự nhiên do các lâm trường, chính quyền xã quản lý. Số diện tích này nằm ngoài dự án xây dựng, thiết kế của thuỷ điện. Hiện Công an đang điều tra, xử lý vụ án Huỷ hoại rừng. 
 
Cây rừng tự nhiên ngập úng bị chết. Ảnh: T.T
Cây rừng tự nhiên ngập úng bị chết. Ảnh: T.T
Ngày 1.10, ông Võ Sỹ Chung – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum – cho biết, thuỷ điện Thượng Kon Tum tích nước gây ngập và làm chết hơn 25ha diện tích rừng. Số diện tích này thuộc sự quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông, Kon Rẫy và UBND xã Đăk Tăng. 
Chủ đầu tư thuỷ điện phối hợp cùng với các lâm trường, xã đi đo đạc lại diện tích thực tế, ranh giới do UBND tỉnh Kon Tum có quyết định giao đất. Cơ quan điều tra cũng sẽ xem xét có hay không sai sót trong việc đo đạc và xác định diện tích rừng được chuyển đổi mục đích và thu hồi.
Trước đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum quyết định khởi tố vụ án hình sự tội Hủy hoại rừng do hành vi tích nước lòng hồ, ngăn dòng chảy làm nước dâng ngập tại lòng hồ thủy điện thượng Kon Tum. Quyết định gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và cơ quan điều tra Công an tỉnh. 
Việc tích nước đã gây ngập úng làm cây rừng chết khô với diện tích là 25,36ha rừng, xảy ra tại các tiểu khu 401a, 406, 407, 411, 412, 413 Lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông quản.
Tại tiểu khu 410 lâm phần do các hộ gia đình, cá nhân thuộc địa phận hành chính UBND xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông quản lý và tại tiểu khu 451 Lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Rẫy quản lý. Trong đó có nhiều diện tích rừng tự nhiên. 
Tháng 2.2022, Thanh tra Chính phủ đã kết luận hàng loạt sai phạm liên quan đến tài nguyên, môi trường và bảo vệ rừng tại công trình thuỷ điện Thượng Kon Tum (chủ đầu tư là Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh). 
Không chỉ tích nước gây ngập lụt, thuỷ điện Thượng Kon Tum (có vốn đầu tư 9.500 tỉ đồng) hoạt động tích nước có thể gây ra những trận động đất kích thường với cường độ lớn.
Theo Thanh Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null