Thủy điện An Khê- Ka Nak: Sẵn sàng cho ngày chặn dòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuối tháng 8-2010, công trình thủy điện An Khê- Ka Nak với tổng kinh phí đầu tư là 3.756 tỷ đồng, có công suất lắp máy 173 MW, sản lượng điện trung bình khoảng 685 triệu KWh/năm sẽ chính thức chặn dòng…
Nỗ lực vượt khó
Được khởi công xây dựng từ năm 2007 đến nay, công trình thủy điện An Khê- Ka Nak hiện đã hoàn thành những hạng mục chính, Ban Quản lý Thủy điện  7 (EVN) cùng chính quyền địa phương cũng hoàn thành bố trí đất ở, đất sản xuất và tổ chức di chuyển một số hộ dân còn trụ lại ra khỏi lòng hồ. Đây cũng là thời điểm đơn vị thi công thực hiện việc dọn dẹp vệ sinh mặt bằng, chuẩn bị cho ngày chặn dòng, tích nước phục vụ các tổ máy.
Những hạng mục trên công trình thủy điện An Khê-Ka Nak đang gấp rút hoàn thành cho ngày chặn dòng. Ảnh: T.L
Những hạng mục trên công trình thủy điện An Khê- Ka Nak đang gấp rút hoàn thành cho ngày chặn dòng. Ảnh: T.L
Để hàng trăm hộ đồng bào Bahnar tại 5 làng trong các xã Lơ Ku, Đak Smar đồng thuận giao đất, giao vườn, ổn định cuộc sống tại các khu tái định cư là cả một quá trình vận động, thuyết phục đầy khó khăn. Theo ông Bùi Trường Đông- Phó Trưởng phòng Đền bù- Ban Quản lý Đền bù dự án Thủy điện 7: Công trình có tổng số 582 hộ dân thuộc diện di dời ra khỏi vùng ngập và bán ngập của lòng hồ tại 2 địa phương trong tỉnh Gia Lai là thị xã An Khê và huyện Kbang. Mặc dù khi về nơi ở mới, ngoài những khoản đền bù thiệt hại cây cối, hoa màu, tài sản trên đất, mỗi hộ dân thuộc diện di dân tái định cư đều được nhận 1 căn nhà rộng từ 40 m2 đến 54 m2 xây kiên cố, đầy đủ điện, nước, công trình phụ, tổng trị giá mỗi căn nhà từ 140 triệu đồng đến 170 triệu đồng. Ngoài 400 m2 đất ở, mỗi hộ dân còn được cấp 1.000 m2 đất vườn, 3.000 m2 đất ruộng và 1 ha đất rẫy để bà con yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, chỉ cách đây vài tháng trước ngày chặn dòng, nỗ lực của chính quyền địa phương, Ban Quản lý Thủy điện 7 nhưng vẫn còn 48 hộ dân chưa lên khu tái định cư ở xã mới Đak Smar do thiếu đất sản xuất. Cùng với khó khăn này, việc xuất hiện một số đối tượng lợi dụng đất đai của người dân vùng bị giải tỏa để trồng cây, đào ao… nhằm trục lợi từ tiền đền bù của dự án là những vướng mắc không nhỏ.
Được biết, để giải quyết đất cho các hộ dân thuộc diện di dân tái định cư, UBND tỉnh Gia Lai đã bố trí 47 ha đất rừng thuộc lâm phần của Lâm trường Ka Nak sang đất sản xuất cho dân. Tuy nhiên, diện tích đất này không đủ, 48 hộ dân này đề nghị UBND tỉnh và chính quyền huyện Kbang bố trí khoảng 56 ha chuyển đổi một số diện tích đất rừng, tạo điều kiện cho dân có đất sản xuất.
Đến thời điểm này, gần 350 hộ dân thuộc 5 làng bị ngập trong lòng hồ đã về ổn định cuộc sống tại 5 khu tái định cư thuộc cụm công trình Ka Nak gồm khu vực trung tâm xã Đak Smar mới, ngã ba Cây Xoài, dốc Lồ Ô và các làng: Kroăi, Chơk. Hiện các hệ thống lưới điện đã được phủ khắp khu dân cư cũng như nước sinh hoạt được dẫn vào từng khu dân cư bằng công trình nước tự chảy kiên cố, đảm bảo vệ sinh và đủ đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt quanh năm cho người dân.
Gặp chúng tôi khi đang giặt quần áo và tắm rửa cho con ngay khu tái định cư làng Kroăi, chị H’Mik cho biết: “Cuộc sống gia đình khi chuyển về đây rất tốt. Ngoài nhà cửa khang trang, còn có hơn 1 ha đất rẫy cũng được nhà nước cấp ở địa điểm rất gần. Chồng tôi đi rẫy bằng xe gắn máy trên đường nhựa nên chỉ mất 5-10 phút là đến”.
Mọi vệc đã sẵn  sàng...
Ảnh: T.L
Ảnh: T.L
Theo kế hoạch, cuối tháng 8 đầu tháng 9-2010, công trình thủy điện An Khê- Ka Nak sẽ chính thức ngăn dòng tích nước.

Theo ông Bùi Trường Đông: Đến nay, mọi hạng mục chuẩn bị cho ngày chặn dòng đã sẵn sàng như các đập tràn, đập không tràn đã hoàn thành đúng tiến độ; các đường ống áp lực lắp đặt hoàn chỉnh và được kiểm tra đảm bảo mọi yêu cầu kỹ thuật... 
Công đoạn chặn dòng tích nước có ý nghĩa quan trọng đối với tiến độ hoàn thành công trình thủy điện An Khê- Ka Nak trong thời gian sắp đến. Ngoài nhiệm vụ phát điện, công trình thủy điện An Khê- Ka Nak còn có nhiệm vụ cung cấp nước phục vụ phát triển hơn 4.700 ha đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn 2 tỉnh: Gia Lai và Bình Định. Chính vì vậy, các kỹ sư của Ban Quản lý Thủy điện 7 đã tính toán rất kỹ việc chặn dòng, tích nước được thực hiện vào đầu mùa mưa nhằm đảm bảo lượng nước để chủ động điều tiết vừa chạy các tổ máy thủy điện vừa cung cấp nước cho hạ lưu sản xuất nông nghiệp.
Thanh Luận- Tiến Thành

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm