Thức tỉnh người mê ngộ nhận theo “tà” trở về lối “chính”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuộc chiến “không khói súng” của cán bộ, chiến sĩ Công an ở cơ sở xã/phường/đội nghiệp vụ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng nhằm đưa những thông tin sự thật, phản biện lại thông tin giả, trái chiều, sai sự thật đến hoang đường là một cuộc đấu tranh thường xuyên, bền bỉ, lâu dài và không được phép lơ là...

Hiểu rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của những kẻ lợi dụng tôn giáo danh xưng “Hội thánh Đức chúa trời mẹ” gây mất an ninh trật tự, phương hại đến cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân… những cán bộ Công an cơ sở đã gần dân, bám, nắm địa bàn, tham mưu chính quyền huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đấu tranh làm rõ, vạch trần bản chất của những kẻ lợi dụng hoạt động tôn giáo trục lợi, đã giúp thức tỉnh những“người mê” ngộ nhận theo“tà” trở về lối“chính”.

Cảnh giác trước hiện tượng “đạo lạ” xâm nhập địa bàn

Du nhập từ Hàn Quốc vào Việt Nam từ những năm 2001, cái gọi là “Hội thánh Đức chúa trời mẹ” có biểu hiện mê tín, dị đoan nhằm trục lợi đã nhanh chóng lan truyền, nhất là ở những địa phương có nhiều khu công nghiệp, những nơi tập trung nhiều người Hàn Quốc, người Việt Nam đi học tập, lao động từ Hàn Quốc, Đài Loan trở về, gây ra biết bao xáo trộn trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, làm phức tạp tình hình an ninh, trật tự đối với xã hội và

Thượng Tá Nguyễn Phương Nam - Trưởng Công an thành phố Thái Nguyên tại lễ ký kết phối hợp với Ban Dân vận thành ủy trong công tác tuyên truyền, vận động bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn, năm 2023.

Thượng Tá Nguyễn Phương Nam - Trưởng Công an thành phố Thái Nguyên tại lễ ký kết phối hợp với Ban Dân vận thành ủy trong công tác tuyên truyền, vận động bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn, năm 2023.

Nắm bắt tình hình đó, những đồng chí cán bộ trẻ công an chính quy xã/phường/đội nghiệp vụ Công an thành phố Thái Nguyên đã thực sự đi sâu bám, nắm địa bàn, phát huy chuyên môn được đào tạo, vận dụng vào thực tiễn công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên lĩnh vực an ninh tôn giáo. Cũng từ đây, nhiều người biết đến một lớp cán bộ “nhiệt” trong công tác, nhưng cũng rất “tỉnh” khi tiếp nhận, xử lý thông tin, tình huống và hướng dẫn các đồng chí công an chính quy phường/xã trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự liên quan đến hoạt động tôn giáo.

Đón tôi ngay từ chân cầu thang trụ sở làm việc là đồng chí dáng người chắc đậm, nước da hơi ngăm, Thiếu tá Lê Quý Thảo - Đội trưởng Đội An ninh Công an thành phố Thái Nguyên nhanh nhảu: “Anh đến tìm hiểu về công tác đấu tranh phản bác lại hoạt động của “đạo lạ” trong giới trẻ trên địa bàn đúng không?”. “Vâng...”. “Nhìn anh mặc trang phục nhưng khoác ba lô là em đoán ra ngay. Thông thường, bọn em ở đây đi làm chả ai khoác ba lô như anh cả”. “À!”. Tôi đã hiểu, đúng là một dấu hiệu lạ cũng không qua khỏi con “con mắt nhà nghề” của đồng chí đội trưởng.

Chào hỏi vừa dứt, cũng là lúc chủ khách bước vào căn phòng được bài trí gọn gàng bàn làm việc, máy tính, tủ sắt để tài liệu và đập vào mắt tôi đó là chiếc bản đồ phân bổ địa bàn và bảng thời gian biểu công tác được treo gọn gàng, ngay ngắn. Pha ấm trà mời khách rồi đồng chí Đội trưởng thong thả: “Những năm qua, chúng em tham mưu đấu tranh với nhiều đối tượng lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người dân mà tuyên truyền hoạt động tôn giáo trái pháp luật. Đó là hoạt động “tà đạo”, “đạo lạ” mang màu sắc mê tín dị đoan, từ lén lút đến công khai, khuyếch trương, lôi kéo người dân tham gia. Hệ lụy của nó là gây thiệt hại về kinh tế, tổn hại về sức khỏe cho những người tin theo; trái đạo lý, truyền thống văn hóa của dân tộc, mất an ninh, trật tự, khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Tôi chăm chú lắng nghe rồi tiếp lời: “...và như thế là tôi biết đến một thiếu tá, đội trưởng có trái tim nóng, “nhiệt” trong công tác, nhưng cái đầu rất “tỉnh, lạnh” khi giải quyết các vấn đề mất an ninh, trật tự liên quan đến hoạt động tôn giáo trái pháp luật.

Tôi vừa dứt lời, đồng chí đội trưởng đã tiếp: “Trước đây em vốn Bí thư đoàn Công an thành phố Thái Nguyên, cái máu “thanh niên sôi nổi” nó ngấm trong người rồi anh. Nhưng, trong công tác nhạy cảm này, khí chất đó chỉ tốt khi hăng hái nắm bắt tình hình, triển khai công tác. Còn trong ứng xử với hoạt động của “tà đạo”, “đạo lạ” lại đòi hỏi “cái đầu lạnh” tỉnh táo. Đó là việc ứng xử với các nhóm người theo “Hội thánh Đức chúa trời mẹ”, du nhập từ Hàn Quốc trên địa bàn bao năm nay. Một số người Hàn Quốc, hay nhóm người Việt Nam đi lao động, học tập từ Hàn Quốc, Đài Loan trở về, cư ngụ trên địa bàn đã lôi kéo người dân, học sinh, sinh viên tham gia. “Hội thánh Đức chúa trời mẹ” phản tuyên truyền với người tin, theo khiến họ bỏ hết văn hóa truyền thống thờ cúng tổ tiên của ông cha: Ở nhà không ban thờ, không bát hương, không cúng giỗ, không đi thắp hương đền, chùa, di tích lịch sử... không ăn đồ đặt bàn thờ (đồ cúng), bởi họ đã bị các đối tượng lợi dụng tôn giáo nhồi nhét vào đầu đến mê muội tin rằng đó là đồ của ma quỷ. Tất cả những người theo Hội thánh Đức chúa trời mẹ đã bỏ bê công việc làm ăn để đến điểm tập trung làm lễ Sabat vào ngày Thứ ba và Thứ bảy. Không những thế, họ còn phải dâng 10% thu nhập để phục vụ cái gọi là “thánh hóa lễ vật” cho những kẻ trong Hội thánh. Hoạt động của nhóm người này trên địa bàn gây tổn thất về vật chất, tinh thần cho người mê muội tin theo, xáo trộn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận nhân dân, ảnh hưởng phức tạp tình hình an ninh trật tự.

Thiếu tá Lê Quý Thảo triển khai công tác đấu tranh với hoạt động của Hội thánh Đức chúa trời mẹ trên địa bàn.

Thiếu tá Lê Quý Thảo triển khai công tác đấu tranh với hoạt động của Hội thánh Đức chúa trời mẹ trên địa bàn.

Thức tỉnh giới trẻ ngộ nhận bỏ “tà” trở về nẻo “chính”

Nhận thấy hoạt động của nhóm người tin theo cái gọi là Hội thánh Đức chúa trời mẹ gây bao phức tạp, bức xúc, phẫn nộ trong quần chúng nhân dân, nhất là với các gia đình có người thân u mê tin theo. Được sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Công an tỉnh Thái Nguyên và Công an thành phố, Thiếu tá Lê Quý Thảo cùng anh em tổ chức đấu tranh với hoạt động của nhóm người này, mặt khác hướng dẫn các đồng chí công an xã/phường trên địa bàn kiên trì đến gặp từng hộ gia đình, thầy cô giáo trong trường, quản lý ký túc xá học sinh, sinh viên, gặp các chủ phòng trọ vạch trần âm mưu, hoạt động của những đối tượng lợi dụng hoạt động tôn giáo trái pháp luật. Chúng bằng mọi thủ đoạn lan truyền thông tin giả, sai sự thật, tô vẽ xây dựng lên hình ảnh mĩ miều về cái gọi là “đức chúa”, “đức thánh”, nói xấu, đả phá chính quyền nhằm mê hoặc những người nhẹ dạ tin theo chúng để trục lợi; đồng thời tuyên truyền vận động người dân, giới trẻ thức tỉnh, không tin, nghe theo các tổ chức này.

Với việc triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, từ năm 2017 đến nay, Đội An ninh Công an thành phố Thái Nguyên đã phát hiện và xử lý 15 vụ, 127 lượt đối tượng Hội thánh Đức chúa trời và nhiều tà đạo, đạo lạ khác,... làm cho số lượng tham gia trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giảm đáng kể, như: Hội thánh Đức chúa trời mẹ từ 300 xuống còn khoảng 50 đối tượng.

Ám ảnh nhất với Thiếu tá Thảo là hình ảnh những ông bố, bà mẹ quê gầy gò, lam lũ, hớt hơ hớt hải từ những miền quê nghèo khi gặp cán bộ công an thành phố đều khóc lóc cầu mong các chú công an cứu giúp gia đình mình. Như trường hợp bà L.T.L (SN 1972) ở Hàm Yên, Tuyên Quang. Bà L là mẹ đẻ của G.T.T.L (SN 1997) là sinh viên Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, người tham gia tổ chức tự xưng Hội thánh Đức chúa trời mẹ. Cả đời bà L bán mặt cho đất, bán lưng cho giời trên ruộng nương, chắt chiu từng đồng, từng cắc gửi lên thành phố nuôi con ăn học với kỳ vọng mai này con học thành tài để vượt thoát khỏi cuộc đời làm nông chân lấm tay bùn. Nào ngờ, niềm hy vọng duy nhất của gia đình cho kỳ vọng thoát khỏi cảnh làm nông lại bỏ bê học hành, theo cái “đạo” gì đó mà bỏ hết cả bố mẹ, ông bà.

Tin dữ đến với gia đình bà ở Hàm Yên vào một buổi chiều muộn, bà L tức tốc bắt xe trong đêm từ Tuyên Quang đến Công an thành phố Thái Nguyên cầu cứu. Khi gặp Thiếu tá Thảo, bà L đau khổ cho biết từ ngày con gái bà tin theo “Đức chúa trời” thì học hành sa sút, không nghe lời cha mẹ, lúc nào cũng u mê cho rằng số phận con người là do “Đức chúa trời” quyết định. Với linh cảm của người mẹ, bà thấy không ổn và đến gặp, yêu cầu kẻ cầm đầu lôi kéo con bà là L.V.T (SN 1986, thường trú tại Đông Sơn, Yên Thế, Bắc Giang) cho bà đưa con gái về nhưng không được, bất lực, bà L tìm đến Công an thành phố Thái Nguyên cầu cứu.

Tuyên truyền đấu tranh ngăn chặn với hoạt động “tà đạo”, “đạo lạ” trên địa bàn.

Tuyên truyền đấu tranh ngăn chặn với hoạt động “tà đạo”, “đạo lạ” trên địa bàn.

Gần đây nhất là vào một ngày tháng 5/2023, vợ chồng người đàn ông lam lũ tên N.V.T (SN1981) và bà T.T.T (SN 1983) ở Phú Bình đến Công an thành phố Thái Nguyên cảm ơn. Ông bà có con gái là N.T.B.N (SN 2003) đang là sinh viên Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên thì bị nhóm đối tượng trong cái gọi là Hội thánh Đức chúa trời mẹ tụ tập sinh hoạt tại tổ 13, phường Tân Lập do L.Q.T cầm đầu lôi kéo. Từ ngày con ông tin theo nhóm người này thì ít về thăm nhà. Ông điện thoại cho con bao lần thì điện thoại của con luôn trong tình trạng “không có người bắt máy”. Hiếm hoi lắm ông mới nghe tiếng con ông thì trả lời nhát gừng, bảo bận rồi cúp máy. Lo lắng, ông lần tìm đến nơi con trọ học thì được biết đã lâu con ông không trở về phòng trọ. Hoang mang, ông lần tìm thì đến được địa chỉ nhóm người tuyên truyền, lôi kéo con ông mê muội tin mà đi theo chúng, cũng đúng là lúc các chú công an tổ chức đấu tranh xóa bỏ tụ điểm hoạt động tôn giáo trái pháp luật này. Nhìn dáng con bé bỏng, tiều tụy, ngơ ngác và những giọt nước mắt ăn năn tỉnh ngộ bước ra khỏi nẻo “tà” mà bản thân và các bạn u mê tin theo lâu nay hóa ra toàn là một nhóm bất hảo, nhiều người có tiền án, tiền sự, vô công rồi nghề lợi dụng hoạt động của tổ chức của cái gọi là Hội thánh Đức chúa trời mẹ lôi kéo nhiều người tham gia nhằm trục lợi. Ông N.V.T và bà T.T.T vô cùng đau xót.

Tại Công an thành phố Thái Nguyên, ông N.V.T rưng rưng bộc bạch: “Gia đình chẳng biết nói gì hơn là cảm ơn các chú công an đã ngăn chặn hoạt động của Hội thánh Đức chúa trời mẹ, tuyên truyền vận động những người như con ông tỉnh ngộ”.

Cuộc chiến còn dài

Cuộc chiến “không khói súng” thức tỉnh người mê ngộ nhận theo “tà” trở về lối “chính” còn dài và chưa bao giờ ngừng nghỉ đối với những cán bộ công an. Âm mưu, thủ đoạn hoạt động của “địch” không bao giờ thay đổi và chừng nào “ta” lơ là sẽ là điều kiện cho chúng trỗi dậy hoạt động. Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này không phải một sớm một chiều, mà phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân đưa ra những luồng thông tin sự thật để phản bác lại, vạch trần bộ mặt thật của những kẻ trục lợi nhờ hoạt động lợi dụng tôn giáo.

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.