Thừa Thiên-Huế: Tàu thuyền khó cập bến vì nạn săn tôm hùm bông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau thời gian chấn chỉnh, tình trạng khai thác tôm hùm bông (tôm hùm giống, giá trị từ 15.000-200.000 đồng/con) trái phép tại cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại tái diễn. Đỉnh điểm của mức độ vi phạm xảy ra khi chiều 13 đến sáng 14-11, ngư dân thả lưới kín khu vực luồng lạch, đã cản trở tàu thuyền không thể cập cầu cảng để xuất nhập hàng hóa, gây thiệt hại lớn cho chủ tàu và doanh nghiệp.
 

Ngư dân đặt lưới cụ bắt tôm hùm bông trái phép trên luồng tàu ra vào cảng Chân Mây. Ảnh: Bùi Oanh
Ngư dân đặt lưới cụ bắt tôm hùm bông trái phép trên luồng tàu ra vào cảng Chân Mây. Ảnh: Bùi Oanh

Ông Nguyễn Hữu Thọ- Giám đốc Cảng Chân Mây cho biết, từ 17 giờ chiều 13-11 kéo dài đến 9 giờ sáng 14-11, hàng chục hộ ngư dân, chủ yếu ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, bất chấp sự ngăn cản của lực lượng chức năng đã đặt hàng trăm bộ đáy rớ đánh bắt tôm hùm giống trong luồng lạch và khu neo tàu ở cảng Chân Mây. Hậu quả, tàu Taio Frontier (quốc tịch Nhật Bản) tải trọng 35.000 DWT, theo kế hoạch sẽ cập cảng Chân Mây lúc 17 giờ ngày 13-11 để nhập gỗ dăm, tuy nhiên, khi tàu Stellar Cuppid nhập gỗ dăm trước đó vừa rời cầu cảng, thì hàng chục ngư dân đồng loạt kéo ra bủa lưới ngay trong luồng lạch, khiến tàu Taio Frontier không thể cập cảng đúng thời gian. Hoạt động tại cảng Chân Mây bị ngưng trệ gần 15 tiếng đồng hồ, gây thiệt hại nặng nề cho chủ tàu và doanh nghiệp.

Theo quy định thưởng phạt thì mỗi tàu chậm trễ một ngày, chủ hàng là nhà máy ở khu Kinh tế Chân Mây Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế) phải nộp phạt khoảng 10.000 USD, kéo theo đó là ảnh hưởng dây chuyền đến các tàu đang đợi ngoài khơi để chờ cập cảng và công việc của hàng trăm lao động xung quanh khu vực cảng.

Ông Thọ bức xúc: Cảng Chân Mây đi vào hoạt động, gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động địa phương, tạo “cú hích” cho Thừa Thiên-Huế và vùng lân cận trong chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, nạn khai thác tôm hùm bông trái phép thời gian qua diễn ra ồ ạt khiến cảng Chân Mây đứng trước nguy cơ “chết yểu”. Tình trạng người dân giăng lưới, khai thác tôm hùm giống đã diễn ra từ nhiều năm nay. Đây là loài có giá trị kinh tế cao nên mặc dù đã có lệnh cấm của chính quyền, người dân vẫn bất chấp, ồ ạt khai thác.

Dự kiến, ngày 21-11, cảng Chân Mây sẽ đón một tàu du lịch quốc tế chở khoảng 2.000 khách cập cảng đi tham quan các tỉnh miền Trung. Chính vì vậy, điều lo lắng nhất là uy tín, thương hiệu của cảng Chân Mây sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng khi tàu du lịch quốc tế vướng ngư cụ và thay đổi hải trình-điều đã từng xảy ra nhiều lần tại cảng Chân Mây.

Bùi Oanh

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.