Thủ tướng 'điểm huyệt' lãi vay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa yêu cầu ngành ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay, nới điều kiện vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Có thể nói đây là chỉ đạo cấp thiết, đúng đắn và hết sức quan trọng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.Thực tế không thể phủ nhận lãi vay cao đang là nút thắt lớn nhất khiến hầu hết các lĩnh vực ngành nghề không thể bứt lên được, dù các điều kiện phục hồi đã có. Cứ hình dung thế này: Có đơn hàng, không có vốn thì bó tay! Tháo pháp lý, không vay được tiền thì dự án không thể triển khai! Đủ điều kiện mua nhà, ngân hàng đóng cửa, nhưng thanh khoản vẫn chìm nghỉm...

Thế nhưng, suốt những tháng qua, chúng ta cứ làm ngược. Gỡ hết cái này cái kia, mở chỗ này chỗ kia nhưng nhìn lại, tín dụng vẫn tắc thì hiệu quả của các giải pháp khác sẽ không cao. Số liệu của chính ngành ngân hàng công bố cho thấy tăng trưởng tín dụng 6 tháng vẫn thấp. Đặc biệt, đầu tàu TP.HCM, nơi tập trung đông nhất cộng đồng doanh nghiệp, nơi đang cần được giải cơn khát vốn để lấy lại những gì đã mất trong quý 1 nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ. Đó là chưa tính đến một lượng không nhỏ tiền các nhà băng dùng để mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn. Chứ tính đầy đủ thì số vốn thật sự đến tay doanh nghiệp, người dân còn ít hơn. Tiền eo hẹp thế này, thử hỏi lấy gì để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, kích thích sức mua để phục hồi hay phát triển?

Nhưng cứ mỗi lần nói về vấn đề này, chúng ta lại bị rơi vào bài toán "con gà - quả trứng". Ngành ngân hàng thì cho rằng do sức khỏe của doanh nghiệp quá yếu nên không hấp thụ nổi vốn. Các doanh nghiệp thì khẳng định không tiếp cận được nguồn tín dụng từ các nhà băng. Một số thừa nhận, sức khỏe quá yếu trong khi lãi vay quá cao, thôi thì "dừng cuộc chơi" cho lành!

Nút thắt vốn bị trói mãi từ cuối năm 2022 tới nay vẫn chưa thể cởi. Những cuộc giảm lãi suất rầm rộ trên thị trường vừa qua chỉ khiến người gửi tiền thiệt thòi vì đầu vào hạ nhanh nhưng đầu ra giảm không tương ứng. Thậm chí, ngay cả chấp nhận lãi cao đi chăng nữa thì cũng khó vượt qua khi các ngân hàng dựng hàng rào điều kiện ngay ở cửa khiến hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp "rớt" ngay từ vòng đầu. Nói chung là ngân hàng nắm đằng chuôi nên doanh nghiệp lẫn người dân muốn hay không cũng phải chấp nhận. Thế nên mới nói chỉ đạo của Thủ tướng là "điểm đúng huyệt" 2 vấn đề cốt tử trong nút thắt vốn hiện nay: lãi suất và điều kiện vay vốn.

"Điểm huyệt" ở đây còn có ý nghĩa rằng Thủ tướng đã nhìn thấy được sự bất hợp lý ở cả lãi vay và điều kiện vay của các ngân hàng. Bởi người đứng đầu Chính phủ đưa ra yêu cầu này sau khi tiếp xúc với Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghe được câu chuyện, chia sẻ được những khó khăn, nhìn thấy được vướng mắc của họ để so sánh, đối chiếu với thực tế thị trường tài chính. Từ đó mới đưa ra đề nghị và đề nghị này hoàn toàn khả thi nếu nhìn vào các chỉ số vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, cung tiền, nhu cầu vốn, xu hướng phục hồi kinh tế trong nước, đồng bộ với các chính sách tài khóa, đẩy mạnh đầu tư công...

Giảm lãi suất và nới điều kiện vay vốn ở thời điểm này cần được các ngân hàng triển khai thực chất, không mang tính đối phó, hình thức như thời gian qua. Thực chất ở đây tất nhiên không phải là ào ào, không phải hạ chuẩn đại trà nhưng có chọn lọc, có xem xét nhiều yếu tố trong bối cảnh đặc biệt, tình thế đặc biệt để doanh nghiệp có thêm các cơ hội tiếp cận vốn tín dụng.

Chính sách tài khóa đang được đẩy mạnh, rất cần có sự cộng hưởng của chính sách tiền tệ để doanh nghiệp khỏe, ngân hàng khỏe và nền kinh tế tăng tốc phục hồi trong nửa cuối của năm 2023 này.

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.