Thu nhập cao nhờ trồng khoai lang Nhật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khoai lang có xuất xứ từ Nhật Bản đang được bà con nông dân xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện) trồng xen canh vào hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu cho năng suất và thu nhập khá cao. Trung bình 1 ha khoai lang đạt sản lượng 15-20 tấn, giá bán bình quân 5-6 triệu đồng/tấn, mỗi ha khoai lang trồng trừ chi phí còn lãi khoảng 45-55 triệu đồng.

Dù còn là xã đặc biệt khó khăn nhưng những năm gần đây, Chư A Thai đang từng ngày khởi sắc, nhất là ở 3 thôn kinh tế mới: Chí Linh, Phù Tiên và Kim Môn. Đời sống của bà con nơi đây từng ngày ổn định, đã có nhiều căn nhà mới mọc lên khang trang, chắc chắn, trị giá vài trăm triệu đồng.

 

Chăm sóc khoai lang. Ảnh: Đ.Y
Chăm sóc khoai lang. Ảnh: Đ.Y

Trao đổi với chúng tôi, bà Bùi Thị Đức- Phó Chủ tịch UBND xã Chư A Thai cho biết: Chư A Thai nói chung và 3 thôn kinh tế mới nói riêng được như ngày hôm nay là nhờ vào việc nông dân mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, đặc biệt là nhờ vào việc trồng khoai lang Nhật Bản.

Theo bà Đức, từ năm 2009, nghe tin người dân ở xã Ia Sol (huyện Phú Thiện) trồng khoai lang Nhật cho sản lượng cao, giá trị kinh tế lớn và được thị trường ưa chuộng nên một số hộ dân ở Chư A Thai học cách trồng theo. Được người có kinh nghiệm trồng khoai lang là ông Nguyễn Văn Năm (xã Ia Sol) bày kinh nghiệm, lại được ông Năm cung cấp phân bón rồi bao tiêu sản phẩm cho bà con nên số hộ trồng khoai lang ngày một nhiều.

Từ lúc bắt đầu trồng chỉ có vài hộ với diện tích 10 ha đến nay toàn xã có trên 300 hộ trồng khoai, với 50 ha. Hơn nữa, những năm qua, liên tục khoai lang được mùa được giá, nên việc trồng khoai lang đã giúp cho nông dân ở đây có cuộc sống no đủ.

Đối với nhiều nông dân ở Chư A Thai, nếu cây lúa là cây chủ lực thì khoai lang là loại cây làm giàu. Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Chiến (thôn Kim Môn) cho biết: “Gia đình bà có 5 người con đều xây dựng gia đình và ra ở riêng. Vụ khoai này, mỗi người con của bà thu từ củ khoai được khoảng 40 triệu đồng”. Ngoài gia đình bà Chiến, rất nhiều hộ nông dân ở Chư A Thai trồng khoai cho thu nhập cao như gia đình ông Dương Văn Phon, ông Nguyễn Hữu Hạ, ở thôn Phù Tiên.

Thực tế dù giá trị kinh tế mang lại từ việc trồng khoai lang Nhật ở Chư A Thai khá cao, lại dễ trồng, nhưng đây chỉ là việc làm tự phát của một số làng trên địa bàn xã. Theo lãnh đạo UBND xã, trước tình hình này, xã đã kiến nghị với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện có hình thức hỗ trợ cho bà con triển khai nhân rộng mô hình trồng khoai lang Nhật nhưng chưa được huyện chấp thuận. “Vì vậy, chúng tôi đề nghị, trong thời gian tới, Phòng Nông nghiệp và PTNT nên phối hợp với các ban, ngành chuyên môn hỗ trợ cho bà con cây giống, tổ chức hội thảo chuyên đề về kỹ thuật trồng, thu hoạch và bảo quản khoai lang.

Có được như vậy thì mô hình trồng khoai lang Nhật trên địa bàn xã sẽ ngày một phát triển, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân”-Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Thị Đức nói. “Một ha lúa Đông Xuân cho thu khoảng 6 tấn, với giá cả hiện nay chỉ thu được 30 triệu đồng, còn 1 ha khoai lang thu được 15-20 tấn cho thu lời khoảng 40-50 triệu đồng. Hơn nữa, khi xen canh đất trồng khoai lang, đất phì nhiêu hơn giúp cho việc trồng lúa vụ kế tiếp được tốt hơn”- bà Đức cho biết thêm.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm