Thổn thức bản nghèo-Kỳ 2: Lắng nghe dân nghèo nói

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự án thủy điện “treo” nhiều năm khiến người dân bản nghèo bức xúc, không thể kiên nhẫn chờ đợi, họ kiên quyết phản đối xây dựng thủy điện trên địa bàn khi những dòng sông bị bức tử…
Ai về Nậm Nơn
Để khai sinh ra dòng Lam Giang thơ mộng trữ tình, vun vén bồi đắp phù sa nuôi dưỡng bao thế hệ con người xứ Nghệ, thì phải kể đến mối lương duyên của đôi dòng Nậm Mộ, Nậm Nơn tại Cửa Rào. Nếu ai đã từng ngược nguồn sẽ cảm thấy may mắn bởi chứng kiến được sự hùng vĩ, điệp trùng của sông nước, núi rừng. Nhưng giờ đây, khi hàng loạt nhà máy thủy điện xây dựng, cảm giác ngược nguồn trên dòng sông mang bao hồn cốt ấy đã mất đi. Bao nhiêu dấu tích lịch sử, văn hóa bản địa miền núi xứ Nghệ chìm xuống lòng hồ mênh mông. Không còn những ghềnh thác cheo leo, những bản làng trù phú, những điệu múa, điệu xòe bên bờ sông yên ả. Thủy điện mọc lên dày đặc, cắt xé từng khúc sông, biến những giá trị của cái đẹp dĩ vãng thành mai một dần theo dòng chảy thời gian.

Người dân bản Xằng Trên lên rẫy trồng trọt, xuống sông đánh cá
Người dân bản Xằng Trên lên rẫy trồng trọt, xuống sông đánh cá
Rời dòng Nậm Mộ đang ngày đêm thổn thức, chúng tôi sang xã Mỹ Lý (huyện Kỳ Sơn) nơi dòng Nậm Nơn hòa vào đất Việt. Qua những cung đèo uốn lượn giữa núi rừng ngút ngàn, chân chạm Mỹ Lý cũng là lúc chính ngọ. Gặp Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý Lương Văn Bảy, chúng tôi ngỏ ý, muốn lên Yên Hòa, Xằng Trên. “Giữa tháng 6 có một đoàn khảo sát của dự án thủy điện Mỹ Lý - Nậm Mô cũng muốn lên các bản ấy để khảo sát lại nhưng xã và đồn biên phòng kiên quyết không cho. Dự án treo hơn chục năm nay, dân khốn khổ lắm rồi và họ cũng không đồng tình với việc xây dựng thêm thủy điện ở địa bàn nữa”, ông Bảy cho biết.

Người dân bản Xằng Trên lên rẫy trồng trọt, xuống sông đánh cá
Người dân bản Xằng Trên lên rẫy trồng trọt, xuống sông đánh cá
Nhắc đến Dự án thủy điện Mỹ Lý - Nậm Mô, Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý bày tỏ sự quan ngại bởi 10 năm qua, các công trình hạ tầng như trường học, đường giao thông, nhà cộng đồng, điện lưới, nước sinh hoạt… không thể đầu tư vào. Phân tích cái được, cái thiệt khi có thủy điện, ông Bảy trầm ngâm giây lát rồi lắc đầu nói: “Các bản Yên Hòa, Xằng Trên, Xiêng Tắm, Xốp Tụ, Hoa Lý sẽ biến mất dưới lòng hồ, thuyền bè chài lưới cũng không thể tồn tại vì nguồn lợi thủy sản mất hết. Sáng có nước, chiều khô cạn thì cá nào ở được? Đó là chưa nói đến mất đất sản xuất, mất rừng, thay đổi hệ sinh thái. Dự án cứ treo mãi khiến dân hoang mang. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân không đồng ý làm thủy điện. Đối với chính quyền xã cũng vậy, từ năm 2019, những lộ trình về nông thôn mới, chương trình 135, khi có nguồn vốn, xã sẽ bố trí triển khai bình thường, không quan tâm đến dự án thủy điện nữa. Tội người dân quá, thiệt thòi hơn 10 năm rồi”.
Dự án thủy điện Mỹ Lý và thủy điện Nậm Mô 1 được nghiên cứu xây dựng trên thượng nguồn sông Lam, thuộc địa bàn huyện Kỳ Sơn. Chủ đầu tư dự án là Công ty CP thủy điện Mỹ Lý - Nậm Mô. Năm 2011, các ban ngành rầm rộ về khảo sát để xây dựng hai dự án thủy điện trên, hàng trăm hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng nhận “lệnh” chuẩn bị di dời. Các công trình phúc lợi dừng xây dựng vào khu vực này. Người dân mòn mỏi chờ đợi để tái định cư, còn dự án vẫn nằm trên giấy.
Tới Xằng Trên
Trời chiều biên viễn, những cơn mưa nặng hạt khiến đại ngàn hun hút hoang vu thêm ảm đạm, buồn hắt buồn hiu. Đường bộ vào Xằng Trên trơn trượt hiểm nguy với dốc dựng đứng, vực thăm thẳm làm chùn bước bất cứ ai có ý định vào bản. Bỏ ý định đi đường bộ, chúng tôi được anh Lô Văn Nót (Cán bộ địa chính xã Mỹ Lý) dẫn xuống bờ sông Nậm Nơn để lên thuyền độc mộc ngược dòng. Khác với lần trước tôi lên tháp cổ Yên Hòa, Nậm Nơn hôm nay nước lớn và lạ lắm. Từng mỏm đá thập thò, nhấp nhô nắn dòng chảy xiết tạo độ khó cho người lái thuyền. Nhưng với người dân Mỹ Lý, Nậm Nơn quá đỗi thân thuộc, từ đánh bắt cá, đi rừng, đi rẫy, thăm thân, thậm chí là nước sinh hoạt cũng dựa vào dòng sông này. Từ bao đời, sông Nậm Nơn là lẽ sống, ý thức tâm linh của cộng đồng dân tộc Thái, Khơ Mú ở chốn thâm sơn, cùng cốc.
Thuyền cập bãi bồi ven sông, chúng tôi tới Xằng Trên, điểm đến là nhà ông Lô Hoành (Bí thư chi bộ). Thấy khách lạ vào bản, trên mỗi căn nhà sàn, người dân ló đầu qua ô cửa nhỏ như để dò xét. Trên đường, chúng tôi gặp chị Vi Thị Phượng gùi rau, củ trên rẫy về, gặp ông Vi Long mang chài xuống sông bắt cá, thấy những đứa trẻ đùa vui bên bậc sàn, cuộc sống yên bình ở bản Xằng Trên… “Dự án thủy điện ấy à? Dân không cho làm nữa. Dân vốn khổ rồi, có thủy điện, dân thêm khổ nữa, không chịu được đâu”, ông Lô Hoành bức xúc khi chúng tôi nhắc đến dự án thủy điện Mỹ Lý - Nậm Mô đang manh nha trên địa bàn.

 
Nhìn về những ngôi nhà sàn san sát, ông Hoành chia sẻ: “Hằng ngày, sau giờ lao động sản xuất trên nương rẫy, người dân lại về đi chài lưới trên sông. Chăm chỉ như thế là không lo đói lại còn có cá, tôm, bữa ăn có chất mặn. Chứ làm thủy điện rồi thì còn gì nữa. Trước đó, người của dự án thủy điện về bản nói với dân là đang đợi ngoài bộ, ngành, họ không nói thời gian triển khai, không nói chuyện đền bù. Nhà cửa mục nát, hư hỏng, dân muốn làm mới thì họ nói để làm thủy điện. Cứ nghĩ, dự án sớm triển khai và vì làm nhà gỗ, dân ngại tháo ra, lắp vào sẽ hư hỏng. Nhưng đợi mãi, có thấy gì đâu. Hơn 164 hộ dân của bản cứ dài cổ ngóng chờ vậy”.
Nghe Bí thư chi bộ nói, ở ngôi nhà kế cạnh, chị Vi Thị Sen (SN 1984) lên tiếng vọng sang: “Từ năm 2019, bản chúng tôi đã kiên quyết không cho làm thủy điện nữa rồi. Nhà cửa nào hư hỏng thì sửa lại, có tiền thì làm mới. Nãy các anh lên bản thấy bãi bồi bên sông đó, đất tốt trồng được đủ loại rau như rau lang, rau muống… Còn rẫy cũng nằm ven sông, trên rẫy có ngô, có lúa, thủy điện chặn dòng, dân lấy đâu đất trồng trọt. Mớ cá này cũng mới bắt từ sông về”, nói đoạn, người phụ nữ đưa rổ cá ra chứng thực. Không chỉ người dân Mỹ Lý phản đối và kiến nghị dừng dự án thủy điện mà những ngày trước, người dân bản Nhãn Lỳ (xã Tà Cạ - Địa điểm chọn xây dựng thủy điện Nậm Mô 1) cũng đồng quan điểm. Anh Vi Văn Tuấn cho hay: “Làm thủy điện rồi dân phải di dời đến chỗ không có đất sản xuất, nếu có thì cằn cỗi, được ít mất nhiều. Xã có 3 thủy điện mà có giải quyết được điện lưới cho dân đâu”.
Rời Xằng Trên khi cơn mưa rừng chưa ngớt. Tiếng thở dài của các bậc cao niên trong bản cùng ánh mắt ngây thơ của đám trẻ cứ đeo bám chúng tôi. Thuyền độc mộc xuôi dòng Nậm Nơn, tiếng mưa, tiếng máy nổ phá tan sự tĩnh lặng rừng già. Cuộc sống của người dân nghèo ra sao khi thủy điện ngoi lên và họ phải lăn lộn mưu sinh trên lòng hồ?
(Còn nữa)
Theo Cảnh Huệ (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…