Thổi giá thiết bị y tế không chỉ ở CDC Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bị can Nguyễn Nhật Cảm (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hà Nội) cùng 9 người bị cáo buộc nâng khống 1 số thiết bị y tế phục vụ chữa trị COVID-19. Nhưng thổi giá thiết bị y tế không chỉ ở CDC Hà Nội.

CDC Hà Nội thổi giá thiết bị y tế. Ảnh minh hoạ
CDC Hà Nội thổi giá thiết bị y tế. Ảnh minh hoạ


Ông Nguyễn Nhật Cảm bị đề nghị truy tố tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3, Điều 222, Bộ Luật hình sự 2015. Các cơ quan tố tụng sẽ làm sáng tỏ các hành vi vi phạm, chúng ta chờ đợi một bản án công minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Nhưng vụ án mở ra cho chúng ta một góc nhìn về loại tội phạm trong ngành y tế, đó là nâng khống, thổi giá thiết bị y tế để các nhóm lợi ích chia nhau.

CDC Hà Nội mua máy xét nghiệm Realtime PCR phòng chống COVID-19 7 tỉ đồng, gấp 3 lần giá nhập. Theo cơ quan điều tra, tổng số các thiết bị y tế mua là hơn 4 tỉ đồng, được nâng khống thành hơn 9 tỉ đồng. Theo đó, số tiền Nhà nước bị thiệt hại là hơn 5 tỉ đồng.

Nhưng không chỉ CDC Hà Nội, cùng thời điểm, thanh tra tỉnh Quảng Nam công bố kết luận thanh tra và chỉ ra nhiều sai phạm trong gói thầu mua máy xét nghiệm Real-time PCR tự động với giá 7,2 tỉ đồng.

Rất may cho các vị ở tỉnh Quảng Nam, chưa xảy ra thiệt hại do hệ thống máy đang trong quá trình vận hành thử nghiệm, chưa nghiệm thu thanh toán. Nếu như không "bể" vụ CDC Hà Nội, thì không chừng cái máy ở Quảng Nam cũng "lọt".

Và sẽ lọt nhiều nơi khác.

Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa chỉ định thầu với mức giá hơn 4,5 tỉ đồng gồm hệ thống realtime PCR tự động giá 3,796 tỉ đồng, bộ hóa chất tách chiết gần 800 triệu đồng. Sau đó bị phát hiện những thiếu sót trong quá trình mua máy xét nghiệm.

Chỉ vài cái máy xét nghiệm khi xảy ra dịch COVID-19 đã cho thấy sơ sẩy là mất cả đống tiền, vậy thì suốt năm này qua năm khác, ngành y tế mua sắm, nhập về biết bao nhiêu thiết bị y tế khác, bao nhiêu trong đó là giá thật, bao nhiêu là thổi giá.

Có những thiết bị được nâng khống để chia nhau như vụ CDC Hà Nội, ngoài ra còn có những vụ nâng khống để qua đó "chặt chém" bệnh nhân.

Ví dụ như, nâng giá robot Rosa, robot Mako cũng bị "thổi giá" trước khi đưa vào Bệnh viện Bạch Mai. Riêng robot Mako được nâng giá lên 20 tỉ. Vì nâng giá khống, bệnh nhân phải đóng tiền gấp 5 lần khi sử dụng dịch vụ robot Rosa, số tiền họ phải chi trả mỗi lần là 23 triệu đồng.

Tổng vốn đầu tư trang thiết bị y tế trong năm 2010 là 515 triệu đô đã tăng lên 950 triệu đô vào năm 2016, đến năm 2019 đã tăng lên 1,68 tỉ đô. Năm 2020 chắc chắn sẽ tăng cao hơn, nếu như không kiểm soát được việc đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế trong các cơ sở y tế công, để cho các nhóm lợi ích thổi giá chia nhau, thì số tiền thất thoát sẽ rất lớn mà vụ CDC Hà Nội chỉ là "muỗi".

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/thoi-gia-thiet-bi-y-te-khong-chi-o-cdc-ha-noi-835640.ldo

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Qua các kỳ đại hội, Ðảng ta luôn nghiêm túc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề ra những quan điểm chỉ đạo đúng đắn, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn nhằm xây dựng, hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam mang bản chất dân chủ, ưu việt, tốt đẹp.

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Tinh thần ấy vẫn còn vẹn nguyên và trở thành nguồn cảm hứng để chúng ta vượt qua những biến chuyển khó lường của thế giới.

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhiều chương trình ý nghĩa được thực hiện nhằm chăm lo hơn nữa cho các hộ nghèo, công nhân, người lao động… được đón cái Tết an vui, đầm ấm.

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Năm 2024 là năm “lên ngôi” của logistics khi hoạt động ngành này đóng góp 25,4% vào mức tăng GRDP của TPHCM. Con số trên minh chứng cho sự phát triển của thương mại điện tử, từ đó thúc đẩy tăng trưởng của ngành vận tải - kho bãi với mức tăng 34,5% so với năm 2023 - tăng mạnh nhất trong các ngành.

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Hiện có hơn 6 triệu người VN sinh sống, làm việc tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong nhiều thập niên qua, kiều bào không chỉ đóng góp tích cực cho cả quốc gia sở tại và VN mà còn trở thành cầu nối quan trọng, góp phần xây dựng hình ảnh, nâng cao vị thế của quê hương trên trường quốc tế.

Học từ thực tiễn

Học từ thực tiễn

Những ngày này học sinh đến trường thật vui. Các em được tham gia hoạt động chào đón Tết Nguyên đán nhưng thông qua sinh hoạt bên ngoài lớp học lại biết được nhiều điều từ cuộc sống, những thứ mà hằng ngày có khi không chạm tới được.