Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Ly cà phê cao nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hương vị cà phê như chắt chiu tinh hoa của đất trời, đại ngàn khiến vị lữ khách từ miền duyên hải khó thể nào quên. Bằng những cảm nhận tinh tế, tác giả Nguyễn Thanh Mừng đã nhớ lại hương vị quyến rũ, say mê ấy qua bài thơ "Ly cà phê cao nguyên". 

Người từ duyên hải ngập ngừng

Lên rừng nghe rót núi rừng vào ly

Ngày con nhạn biển thiên di

In dòng nhật ký dưới vì sao ngông.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Mùa hoa trắng đến quả hồng

Vùi vào giọt rét giọt nồng râm ran

Giọt đầy đặn giọt khuyết tàn

Nâng trên tay cả đại ngàn chuyển rung.



Cao nguyên ghềnh thác trập trùng

Ngất ngây môi mắt bập bùng tóc râu

Non cao thắt ruột biển sâu

Ly cà phê cũng trong nhau lở bồi.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.