Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Nắng vàng phố núi

(GLO)- Phố núi gọi mùa xuân sang với nắng vàng, dã quỳ khoe sắc bung biêng trong làn gió... Nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ một lần nữa gửi gắm những cảm nhận tinh tế, trong trẻo về khoảnh khắc giao mùa qua tác phẩm "Nắng vàng phố núi".
Ảnh: Võ đình khoa
Ảnh: Võ đình khoa
Vạt nắng vàng trải dài trên phố núi
Gọi mùa xuân tươi sáng ánh bình minh
Khoảnh khắc ấy thời gian như đằm lại
Để hoa khoe sắc thắm của riêng mình.
Những con dốc cũng vô tình nghiêng gió
Hun hút triền xa nhớ cội thông già
Lưng thiếu nữ mang gùi cong nhịp thở
Bước chân trần trong vũ điệu thướt tha.
Nắng lung linh dát vàng phiến lá
Dã quỳ tươi trong gió thắm đón xuân.
NGUYỄN TẤN HỶ

Có thể bạn quan tâm

Đọc sách thời bao cấp

Đọc sách thời bao cấp

(GLO)- Những năm bao cấp, đời sống gia đình còn khó khăn, tiền bạc thì họa hoằn lắm một học trò nghèo như tôi mới có quyền sở hữu. Vậy nên, khi học bài xong, tôi theo lũ bạn đi nhặt phế liệu để bán lấy tiền. Hoặc khi vào vụ gặt, tôi giúp việc nhà, lâu lâu được mẹ giúi cho vài chục đồng, gọi là… tiền công. Tất tật số tiền ít ỏi có được ấy, tôi đem “đầu tư” vào sách.

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu nắng

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu nắng

(GLO)- Chợt nhận ra, từ thơ đến tản văn, tác giả Nguyễn Tấn Hỷ luôn dành một tình cảm đặc biệt với nắng. Và những mùa nắng trong ông vẫn luôn đong đầy hoài niệm. "Màu nắng" là một bài thơ như thế.
Gương mặt thơ: Lê Khánh Mai

Gương mặt thơ: Lê Khánh Mai

(GLO)- Không hiểu sao tôi cứ hình dung thơ Lê Khánh Mai như một tiếng thở dài dù chị luôn xinh tươi và vui vẻ. Cái quá khứ với những ngày tháng ám ảnh chiến tranh và chia cắt khiến chị cũng như nhiều người cùng thế hệ phải rời xa quê hương theo ba mẹ ra miền Bắc rồi trở về quê khi đất nước thống nhất.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Cưỡi ngựa gỗ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Cưỡi ngựa gỗ

(GLO)- Bài thơ "Cưỡi ngựa gỗ" được tác giả Nguyễn Ngọc Hưng sử dụng thể thơ tứ ngôn với luật bằng trắc nhịp nhàng, lên xuống đã tái hiện một miền ký ức tuổi thơ hồn nhiên, vui nhộn trên lưng ngựa gỗ, tiếng cười rộn vang.

Định vị, kích hoạt và phát triển

Định vị, kích hoạt và phát triển

Trong 80 năm qua, sự ra đời của bản “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”, đã cho chúng ta thấy lần đầu tiên, có một bản đề cương mang tính chất cương lĩnh để có thể xác định được con đường phát triển của văn hóa Việt Nam với nền tảng lý luận rất hệ thống, các nguyên tắc hành động vào thời điểm đất nước phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức.